Việc bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc là một vấn đề nóng trong thời gian gần đây. Hầu hết khán giả chưa hiểu nhiều về quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam nên không biết đâu là đúng, đâu là sai khi có các scandal xảy ra. Dưới đây là 2 trong số những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất về vấn đề.
Vấn đề quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ về âm nhạc đang được nhiều người quan tâm
1. Thời hạn bảo hộ tác phẩm âm nhạc là bao lâu?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về Thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
2. Khi nào việc sử dụng của tôi phải quan tâm đến bản quyền âm nhạc và phải trả phí sử dụng hay các quyền lợi cho tác giả?
Căn cứ vào Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về Quyền tài sản như sau:
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Hiểu đơn giản nghĩa là nếu các sản phẩm bạn đang thực hiện có liên quan đến các quyền tài sản của tác giả, bạn phải liên hệ và trả quyền lợi cho họ.
Bất cứ sản phẩm nào cũng được bảo vệ quyền tác giả
Nói chung vấn đề giáo dục về quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam sẽ còn là vấn đề lâu dài. Tuy nhiên càng có nhiều người hiểu được vấn đề thì tình trạng ăn cắp bản quyền tràn lan sẽ càng được hạn chế bớt. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này đến bạn của bạn để mọi người cùng chung tay bảo vệ bản quyền nền âm nhạc Việt Nam nhé!
Nếu bạn cần tư vấn thêm về luật sở hữu trí tuệ hoặc quyền sở hữu trí tuệ trong âm nhạc và các lĩnh vực khác thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0948.150.292 hoặc để lại lời nhắn trên website https://luatsohuutritue.com.vn, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng kính chào!
Thẻ:luat so huu tri tue, quyen so huu tri tue, so huu tri tue la gi