ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu (đôi khi hay gọi là thương hiệu) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ hoặc logo hoặc sự kết hợp của cả hai
 
 
 
Quý khách có thể tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về quy trình Đăng ký nhãn hiệu. Hoặc đơn giản hơn là liên hệ với chúng tôi để đc tư vấn miễn phí 24/7, chúng tôi sẽ thay quý khách thực hiện toàn bộ công việc 1 cách nhanh chóng và đơn giản nhất.
 

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

Công ty TNHH tư vấn IPNG là Đại diện sở hữu công nghiệp, được Cục sở hữu trí tuệ ghi nhận và hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung, đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu, thương hiệu nói riêng ở trong nước và nước ngoài.

Công việc của IPNG bao quát, bao gồm và không giới hạn Công việc cho các đối tượng sở hữu trí tuệ như Xác lập quyền, gia hạn Văn bằng/Giấy chứng nhận, duy trì, sửa đổi, hỗ trợ xử lý xâm phạm, chuyển giao quyền, cấp phó bản, bản sao, khiếu nại, phản đối và các loại khác phù hợp với điều kiện, quy định pháp luật.

Cụ thể:

  • Công ty có thể tư vấn và đại diện thay mặt khách hàng tiến hành toàn bộ các công việc trọn gói từ điều tra/tra cứu chuyên sâu tới đánh giá, xác định khả năng bảo hộ/cấp văn bằng độc quyền;
  • Thực hiện toàn bộ tục đăng ký lên Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn phương án đăng ký vượt qua từ chối của Cục như sửa đổi, chỉnh sửa nhãn hiệu, kiểu dáng v.v..;
  • Tư vấn phản hồi các kết quả thẩm định của Cục trong trường hợp đơn đăng ký bị từ chối do tương tự, trùng lặp hay gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm;
  • Hỗ trợ xử lý xâm phạm và bảo vệ quyền trong trường hợp khách hàng đã có văn bằng bảo hộ;
  • Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng, giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật
  • Ngoài ra, IPNG còn thay mặt khách hàng đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế/giải pháp hữu ích sang các quốc gia khác và khách hàng tại các quốc gia khác vào Việt Nam như Úc, Liên minh châu Âu v.v..

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU - THƯƠNG HIỆU

1. Được pháp luật chứng nhận quyền sở hữu nhãn hiệu.

Một khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay nói cách khác là văn bằng bảo hộ điều đó có nghĩa là nhãn hiệu của doanh nghiệp được độc quyền bảo hộ trong tất cả các lĩnh vực đã đăng ký và các lĩnh vực liên quan. Mọi doanh nghiệp và cá nhân khác tất cả đều không được phép sử dụng, đăng ký nhãn hiệu giống với nhãn hiệu đã được bảo hộ trong cùng lĩnh vực hoặc tương đương. Đây chính là mục đích quan trọng nhất trong việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

2. Hạn chế được tất cả hành vi xâm phạm nhãn hiệu và có thể được xử lý ví dụ như: ăn cắp, làm giả, làm nhái, bắt chước nhãn hiệu… 

Từ trước tới nay đây luôn là vấn đề nan giải nhất của các Doanh nghiệp. Bởi lẽ, nhãn hiệu có thể bị các bên khác ăn cắp, làm nhái sản phẩm kém chất lượng khiến cho người tiêu dùng hoang mang khó phân biệt được đâu là hàng thật hàng giả. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm sút uy tín và doanh thu tài chính của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi các nhãn hiệu đã được chứng nhận đăng ký bảo hộ độc quyền thì các bên đạo nhái thường sẽ có dự dè chừng khi sử dụng vì các đơn vị đó có thể lường trước được những hậu quả phải gánh chịu trước pháp luật về hành vi của mình.

Tuy nhiên, có một số nhiều trường hợp các đơn vị khác vẫn bất chấp vi phạm pháp luật để sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Đối với tình huống như vậy, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể ngăn chặn các hành vi xâm phạm trên bằng cách tự mình yêu cầu các đơn vị chấm dứt hành vi vi phạm và phải bồi thường thiệt hại (nếu có). Hoặc hơn nữa, Doanh nghiệp có thể tố cáo hành vi vi phạm tới các cơ quan quản lý thị trường, yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tiến hành khởi kiện các đơn vị vi phạm tại Toà án nhân dân...Với việc sở hữu văn bằng bảo hộ là bằng chứng chắc chắn nhất để bảo vệ quyền lợi cho Doanh nghiệp và từ đó có cơ sở để xử lý bất cứ hành vi xâm phạm nào tới nhãn hiệu của Doanh nghiệp.

Điển hình nhất là vụ công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam sản xuất “Bia Sài Gòn Việt Nam” bán ra thị trường với quy mô kinh doanh thương mại, sở hữu nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm tương đương gây nhầm lẫn về hàng hoá với nhãn hiệu “Bia Sài Gòn”. Trong đó, sản phẩm “Bia Sài Gòn” đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thuộc quyền sở hữu của Tổng công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). SABECO đã giành được kết quả phần thắng trong vụ kiện trên và bảo vệ được hoàn toàn thương hiệu của doanh nghiệp thông qua sự can thiệp của Cục sở hữu trí tuệ và cơ quan có thẩm quyền.

3. Tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng.

VIệc sử dụng nhãn hiệu sản phẩm chính là cách tiếp cận gần gũi nhất tới khách hàng của Doanh nghiệp. Thông quan việc sản phẩm được bảo hộ, Doanh nghiệp có thể quảng bá nhãn hiệu đến người tiêu dùng một cách rộng rãi, với chất lượng sản phẩm xây dựng được niềm tin và dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. Bằng cách đăng ký nhãn hiệu sản phẩm góp phần trong việc bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng. Người tiêu dùng dễ dàng có thể tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm chính hãng để tạo niềm tin lớn đối với Doanh nghiệp.

4. Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và đối tác.

Một sự thật là không có bất kỳ nhà đầu tư hay đối tác nào muốn "rót tiền" vào Doanh nghiệp mà có sản phẩm trôi nổi, hàng giả hàng nhái kém chất lượng và đặc biệt không được bảo hộ bởi bất cứ cơ sở pháp lý nào. Cho nên, Doanh nghiệp sở hữu những nhãn hiệu sản phẩm được bảo hộ cộng thêm với những dự án đầu tư tiềm năng sẽ luôn là điểm đến lý tưởng hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo nên những cơ hội hợp tác về lâu dài và bền vững. Chính vì vậy, đây chính là một trong các lí do khiến nhiều nhà đầu tư chú ý về việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

5. Tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Với việc đã đăng ký nhãn hiệu, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm dành toàn bộ tài sản, trí tuệ, nhân lực để xây dựng và phát triển, tạo hướng đi riêng cho mình thay vì phải mất quá nhiều công sức, thời gian và tài chính để lo lắng và xử lý các vi phạm về nhãn hiệu sản phẩm. Đồng thời, đối vói Doanh nghiệp có nhãn hiệu riêng, thị phần riêng , tệp khách hàng riêng sẽ cần phải đòi hỏi sự đầu tư kinh doanh mở rộng không những về quy mô kinh doanh mà còn cả về nâng cao chất lượng để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng cũng như thu về lợi nhuận cao nhất cho Doanh nghiệp.

Khi đã đăng ký nhãn hiệu, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm dành toàn bộ tài sản, trí tuệ, nhân lực của mình để xây dựng và phát triển, định hướng được hướng đi riêng cho mình thay vì phải mất quá nhiều thời gian, công sức, tài chính để lo lắng và xử lý các vi phạm nhãn hiệu. Đồng thời, đối với Doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu riêng, có thị phần riêng, khách hàng riêng sẽ phải đòi hỏi sự đầu tư mở rộng hơn về quy mô kinh doanh, nâng cao về chất lượng phục vụ người tiêu dùng và thu về lợi nhuận cao nhất.

Việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm chính là một cách tốt nhất để có thể bảo vệ và đem lại những lợi ích to lớn giúp cho Doanh nghiệp. Chúng tôi luôn khuyến khích khách hàng thực hiện thủ tục này càng sớm càng tốt vì những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đem lại.

Giay Chung Nhan Dang Ky Nhan Hieu Hang Hoa 1
Vì đặc thù công việc, chúng tôi không tách riêng việc tra cứu khỏi việc đăng ký. Chúng tôi cho rằng việc tra cứu là một phần không thể thiếu của đăng ký, do đó công việc sẽ được chúng tôi triển khai lần lượt sau khi ký hợp đồng.
Lưu ý: việc tra cứu là trọn gói cùng với đăng ký, sẽ được tiến hành cho tới khi xác định được nhãn hiệu đạt khả năng bảo hộ/bảo hộ cao

CÁC BƯỚC ĐỂ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Để đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu, quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho IPNG theo các bước:

  • Bước 1: Nộp 01 Mẫu nhãn hiệu/thương hiệu quý khách muốn đăng ký. Mẫu nhãn hiệu/thương hiệu có thể là tên riêng, từ ngữ, logo được thiết kế hoặc sự kết hợp của chúng.
  • Bước 2: Cung cấp tên gọi thông thường của sản phẩm/dịch vụ hoặc danh sách sản phẩm/dịch vụ sẽ đi kèm khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu. Ví dụ: Quần áo, giày dép, mũ nón hoặc dịch vụ làm đẹp, spa, dịch vụ nhà hàng ăn uống v.v..
  • Bước 3: Cung cấp nội dung, thông tin về tên và địa chỉ của Chủ đơn đăng ký.
    • Chủ đơn đăng ký là có thể là cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp - là chủ sở hữu của nhãn hiệu/thương hiệu sau này.
    • Thông thường, nếu là cá nhân thì tên và địa chỉ nên trên giấy tờ tuỳ thân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân
    • Hộ kinh doanh, doanh nghiệp thì trên giấy đăng ký kinh doanh

IPNG sẽ đại diện thay quý khách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu dựa trên các thông tin trên sau khi khách hàng cung cấp.

NHÃN HIỆU LÀ GÌ?

Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam định nghĩa nhãn hiệu như sau: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ các tổ chức, các cá nhân khác nhau ( trích khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Nhãn hiệu là từ ngữ, logo hoặc có thể là sự kết hợp của cả hai.

Thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” được cho là tương đương và được sử dụng rộng rãi ở các bối cảnh khác nhau. Với thuật ngữ “thương hiệu” thường gắn liền dưới góc độ quản trị doanh nghiệp còn “nhãn hiệu” được sử dụng dưới góc độ pháp lý.

Vì vậy theo quy định, đối tượng được cơ quan pháp luật nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ chỉ có "nhãn hiệu". Thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đồng nghĩa với đây là văn bằng bảo hộ.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1Thủ tục và chi phí cho đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
Quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của Công ty TNHH tư vấn IPNG. Trong đó, Quý khách chuẩn bị các thủ tục như sau:
  • Mẫu nhãn hiệu.
  • Tổng hợp các danh mục sản phẩm và dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu.
  • Ký Giấy ủy quyền theo mẫu của Công ty TNHH tư vấn IPNG.
  • Hồ sơ tài liệu xin được hưởng quyền ưu tiên (đính kèm nếu có).
  • Chi phí đăng ký bảo hộ phụ thuộc vào số nhóm sản phẩm/dịch vụ và số sản phẩm/dịch vụ trong mỗi nhóm. Do đó sau khi có được thông tin cụ thể, chúng tôi sẽ gửi báo phí một cách chi tiết và cụ thể cho khách hàng trước khi triển khai công việc
2Thời gian đăng ký (thời gian cấp bằng, thời gian được chấp nhận v.v..)
  • Thời gian đăng ký: 01-02 ngày
  • Thời gian chấp nhận đơn dự kiến: 01-02 tháng
  • Thời gian có kết quả: 18-hơn 24 tháng
  • Thời gian bảo hộ: 10 năm và có thể gia hạn.
3Những người nào có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam?
  • Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiện kinh doanh hoạt động tại Việt Nam.
  • Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu muốn được đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam đều buộc phải thực hiện tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện như Công ty TNHH tư vấn IPNG).