Những vấn đề cần lưu ý trong thành lập doanh nghiệp là tạo lập, thành lập lên một tổ chức kinh doanh hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ. Như cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất : trụ sở, nhân lực, vật lực, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng, vốn,… Đây cũng là một thủ tục pháp lý mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong quá trình thành lập doanh nghiệp có một số điều cần lưu ý. Để quá trình thành lập diễn ra thuận lợi.
Tên doanh nghiệp là một phần hết sức quan trọng. Có vai trò định hình thương hiệu doanh nghiệp. Trong quá trình cung cấp sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường. Để khách hàng nhận diện được sản phẩm riêng biệt, doanh nghiệp cần lựa chọn tên có sức ấn tượng mạnh. Và khẳng định được thương hiệu của bản thân doanh nghiệp. Cái tên được doanh nghiệp lựa chọn. Phải đảm bảo không bị trùng lập với các doanh nghiệp khác và không thuộc vào điều cấm của pháp luật. Đây là những điều cần lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp mới. Trong việc đặt tên doanh nghiệp.
Đối với những công ty mới thành lập các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện đều phải gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở. Trong trường hợp, doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị áp dụng mức phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng. Và phải gắn tên của doanh nghiệp theo quy định.
Một vấn đề cần quan tâm khi thành lập doanh nghiệp là xác định được trụ sở của doanh nghiệp. Nơi giao dịch kinh doanh. Trụ sở chính của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Có địa chỉ gồm: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường. Hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã. Thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính. Với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Trong mọi hoạt động kinh doanh. Nó có ảnh hưởng rất nhiều đến các yếu tố khác. Ngành nghề kinh doanh phải khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Phải được hoạt động tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Và hoàn toàn được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, trong thành lập doanh nghiệp có những ngành nghề bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Nhưng cũng có những ngành nghề không bắt buộc.
Sau khi thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi đăng ký kinh doanh. Các doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh của mình trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Nếu doanh nghiệp không thực hiện, theo luật sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng.
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên. Cổ đông đã góp vốn hoặc cam kết góp vốn khi thành lập doanh nghiệp. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bá. Hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp đăng ký. Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư. Trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng. Và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp. Trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định doanh nghiệp. Phải đảm bảo số vốn tối thiểu (vốn pháp định) để hoạt động trong ngành, nghề đó.