Đăng ký nhãn hiệu, đăng ký quyền tác giả hay đăng ký sở hữu công nghiệp đều là các hình thức đăng ký quyền sở hữu trí tuệ căn bản được quy định cụ thể bởi pháp luật. Trong khi vấn đề này vô cùng được coi trọng tại các nước phát triển trên thế giới thì tại Việt Nam, chúng mới chỉ được chú ý gần đây cùng với quá trình hội nhập và nhu cầu bảo hộ tác quyền trên thị trường mở. Nếu bạn là người đang có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì hãy đảm bảo bạn hiểu được những vấn đề cơ bản sau trước khi bắt đầu.
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề sống còn hiện nay
1. Những trường hợp cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ (tài sản trí tuệ), là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người có thể là Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại.Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ hay những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người.
Các dạng sở hữu trí tuệ căn bản bao gồm quyền tác giả tác phẩm; quyền sở hữu giống nông nghiệp; quyền sở hữu công nghiệp (bao gồm sáng chế, giải pháp, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại). Mỗi dạng đăng ký trong này lại liên quan đến các cơ quan quản lý khác nhau.
Thương hiệu là một trong những sở hữu trí tuệ căn bản trong kinh tế
2. Vì sao cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để khẳng định quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Sở hữu tài sản trí tuệ là một phần quan trọng để khẳng định sở hữu chung toàn bộ sản phẩm, quy trình, dịch vụ trong kinh tế. Khi quan hệ kinh tế ngày càng gần gũi và thế giới ngày càng phẳng thì những sự sở hữu vô hình này lại càng có ý nghĩa quan trọng cũng như càng có giá trị quy đổi về vật chất nếu được mang ra trao đổi.
3. Quy trình căn bản
Đăng ký nhãn hiệu là một yêu cầu quan trọng của bảo hộ sở hữu công nghiệp mà hầu như doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện. Để tiến hành đăng ký nhãn hiệu (cũng như bất kỳ loại hình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nào) thì sẽ cần làm đơn và hồ sơ để gửi cho Cục sở hữu trí tuệ.
Theo qui định, qui trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức (1-2 tháng), công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); thẩm định nội dung (9-12 tháng); cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Trên đây là những thông tin cơ bản về đăng ký quyền sở hữu trí tuệ mà Công ty TNHH Tư vấn IPNG – Đại diện sở hữu Công nghiệp muốn chia sẻ cùng bạn đọc.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần tư xung quanh vấn đề đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hãy liên hệ với chúng tôi, với đội ngũ tư vấn giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những lời tư vấn hiệu quả nhất.
Thẻ:dang ky quyen so huu tri tue, tu van so huu tri tue