Việc làm nhái bao bì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân. Bởi vậy, những tổ chức nào bị các đối thủ ăn cắp, làm nhái bao bì sản phẩm đều được luật bảo vệ.
Với công nghệ thông tin phát triển hiện nay, các doanh nghiệp làm ăn bẩn bất chấp tất cả để ăn theo các thương hiệu có tiếng. Họ sẵn sàng nhái bao bì để đánh lận con đen người tiêu dùng.
Thực trạng này xảy ra nhiều ở nhóm hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, dược phẩm… khiến cho doanh nghiệp bị ăn cắp giảm sút doanh thu và uy tín. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt, với những hành động bẩn như vậy đã có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ che chở cho các tổ chức đúng đắn.
Những chủ thể bị nhái, trước tiên phải gửi đơn với bên nhái bao bì để xem phản ứng của họ ra sao. Yêu cầu họ chấm dứt ngay việc làm đó, thu hồi, tiêu hủy các sản phẩm đã tung ra thị trường. Nếu họ không sửa sai, chủ thể cân nhắc khả năng khởi kiện.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng thông báo cho các cơ quan chức năng biết để họ có biện pháp chống lại hàng nhái, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Cục Sở hữu trí tuệ có chức năng cho ý kiến chuyên môn về vụ việc, về các dấu hiệu “có đụng hàng hay không, có xâm phạm quyền của người khác hay không”. Cục không phải là cơ quan giải quyết tranh chấp, không có bộ phận giải quyết việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đơn vị bị xâm phạm có thể khởi kiện ra tòa án. Nếu việc sử dụng mẫu bao bì xâm phạm quyền của người khác sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật về xâm phạm quyền.
Việc kiện tụng sẽ có khả năng thắng hơn, bởi một khi đã đăng ký nhãn hiệu sẽ là “khắc tinh” trước hàng nhái. Ngay trong khoản 1, điều 129 Luật sở hữu trí tuệ cũng đã nêu ra các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo qui định như sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó…
Hiện nay, việc kiểm soát hàng nhái đã và đang có chế tài đặc biệt trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp nhanh chân đăng ký thương hiệu, đăng ký logo cho sản phẩm của mình để được pháp luật bảo vệ quyền lợi, giúp cho thị trường kinh tế tri thức trong sạch hơn.
Tình trạng bị làm nhái thương hiệu, làm nhái bao bì chỉ là một trong số những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của công dân. Tuy nhiên, pháp luật luôn công bằng, sẵn sàng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Thẻ:bao ve quyen so huu tri tue, dang ky logo, dang ky nhan hieu, quyen so huu tri tue