Bạn đang cần tìm hiểu thủ tục đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm may mặc của mình? May mặc là mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu của con người. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, việc đăng kí nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm là vô cùng cần thiết.
Khi chủ thể đăng kí nhãn hiệu hàng hóa và được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, chủ thể kinh doanh có độc quyền gắn nhãn hiệu đã đăng kí lên sản phẩm của mình.
Đồng thời có thể cho người khác sử dụng thông qua hợp đồng li- xăng nhãn hiệu và có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu cho các cá nhân, tổ chức khác hay ngăn chặn, tố cáo các hành vi vi phạm ăn cắp bản quyền.
Quần áo hay hàng may mặc dễ bị nhái hoặc bắt chước. Để tự bảo vệ cho thương hiệu của mình thì việc xây dựng thương hiệu riêng, tạo uy tín với khách hàng là vô cùng cần thiết.
Để đăng kí quyền sở hữu sản phẩm, thủ tục đăng kí nhãn hiệu gồm các bước như thế nào?
Pháp luật Việt Nam tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có quyền đăng kí bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng cách có thể nộp đơn trực tiếp vào Cục sở hữu trí tuệ hoặc gián tiếp qua đường bưu điện. Thời gian được cấp bằng bảo hộ khoảng 12-24 tháng. Trong thời gian đó, Cục sẽ tiến hành thẩm định đơn, đơn nào không đáp ứng yêu cầu thì sẽ bị từ chối.
Hồ sơ đăng kí quyền sở hữu sản phẩm bao gồm:
Cục Sở hữu trí tuệ (384-386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh (27B Nguyễn Thông, phường 7, quận 3, tpHCM)
Thông qua các đại diện sở hữu công nghiệp
Lưu ý:
Sau khi được cấp chứng nhận nếu trong vòng 5 năm liên tiếp mà chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu thì nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ hiệu lực.
Gia hạn giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu để được tiếp tục duy trì hiệu lực cho văn bằng.
Đến đây, bạn đã biết rõ các bước cần làm khi muốn đăng kí nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm may mặc của mình rồi chứ? Hãy đăng kí càng sớm càng tốt nếu bạn muốn bảo vệ thương hiệu độc quyền của mình, tránh hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Thẻ:đăng kí nhãn hiệu hàng hóa, thủ tục đăng kí nhãn hiệu