Mã số mã vạch gồm 2 phần:
–Mã số là một dãy chữ số nguyên, trong đó có các nhóm số để chứng minh về xuất xứ hàng hoá. Đây là một cấu trúc mã số tiêu chuẩn. Dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hoá trên các quốc gia. Trên mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, tương tự như cấu trúc mã số điện thoại để liên lạc quốc tế.
–Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ. Được thiết kế theo một nguyên tắc mã hoá nhất định để thể hiện mã số. Hoặc cả chữ lẫn số dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được còn. Còn gọi là thiết bị quét quang học. Thiết bị đọc được kết nối với máy tính. Và mã vạch được giải mã thành dãy số một cách tự động. Gọi ra tiệp dữ liệu liên quan đến hàng hoá đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa.
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho. Người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu. Đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá.
Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá. Áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối… Mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá. Giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.
Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá.
Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá. Không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá. Trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.
Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã hống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.)
Hệ thống EAN (European Article Number) được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu Âu. Với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association)
Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng. Để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được.
Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Trong mã vạch EAN. Mỗi con số được thể hiện bằng hai vạch và hai khoảng trống theo ba phương án khác nhau (Set A, B, C). Mỗi mã vạch hay khoảng trống có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun. Như vậy mã vạch EAN thuộc loại mã đa chiều rộng,. Mỗi môđun có chiều rộng tiêu chuẩn là 0,33 mm.
Chỉ thể hiện các con số (từ O đến 9) với chiều dài cố định (13 hoặc 8 con số)
Mã vạch EAN có cấu tạo như sau: Kể từ bên trái, khu vực để trống không ghi ký hiệu nào cả. Ký hiệu bắt đầu, ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phân cách. Ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký hiệu kết thúc. Sau đó là khoảng trống bên phải. Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29 mm và chiều cao là 25,93mm.
Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá. Thì trước tiên doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam. EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp. Và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm.
Để được là thành viên của EAN Việt Nam. Doanh nghiệp (hộ kinh doanh, công ty…) sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (IPNG sẽ soạn sau khi nhận được đầy đủ thông tin)
+ Bản đăng ký sử dụng MSMV (IPNG sẽ soạn sau khi nhận được đầy đủ thông tin)
Thời gian cấp mã số tạm thời 5 ngày làm việc. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thẻ:đăng ký mã số mã vạch, thông tin về mã số mã vạch