Tạo ra một sản phẩm mới chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Có người dành cả đời để theo đuổi một ý tưởng, có công ty dành hàng tỷ đồng để nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, có công ty tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cả chục lần mới được chấp nhận. Để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ hơn, bạn có thể thử làm theo các bước dưới đây.
Việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mới là cả một quá trình gian khổ
1) Xây dựng ý tưởng sản phẩm mới
Đây là bước đầu tiên của quá trình phát triển sản phẩm. Để tránh sai lầm, các ý tưởng sản phẩm mới phải theo định hướng chiến lược của công ty, phục vụ cho mục tiêu chiến lược mà công ty theo đuổi. Mục tiêu của giai đoạn này là tập hợp càng nhiều càng tốt các ý tưởng sản phẩm mới theo định hướng chiến lược của công ty.
2) Sàng lọc ý tưởng
Giai đoạn này có mục tiêu loại bỏ các ý tưởng không phù hợp. Muốn vậy, các công ty thường lập ra một Ban phụ trách sản phẩm mới. Trên cơ sở các ý tưởng sản phẩm mới, nhóm nghiên cứu sản phẩm mới phải tường trình trước Ban về các nội dung sau đối với mỗi ý tưởng: Mô tả hàng hoá, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, quy mô thị trường dự kiến, giá cả dự kiến, thời gian và kinh phí cần để phát triển sản phẩm mới, kinh phí tổ chức sản xuất và lợi nhuận dự kiến. Đây cũng là các tiêu chí để đánh giá ý tưởng.
3) Thẩm định dự án sản phẩm mới
Dự án sản phẩm mới là một phương án đã nghiên cứu kỹ của các ý tưởng, được thể hiện bằng các khái niệm có ý nghĩa đối với người tiêu dùng, vì khách hàng không mua ý tưởng, mà mua sản phẩm cụ thể. Các dự án được trình bày cho một nhóm khách hàng chọn lọc để thẩm định.
4) Soạn thảo chiến lược Marketing
Sau khi thẩm định, chiến lược Marketing sẽ được soạn thảo cho sản phẩm mới được chấp thuận. Qua chiến lược Marketing của từng sản phẩm mà Ban lãnh đạo lựa chọn sản phẩm có lợi thế nhất.
5) Thiết kế sản phẩm mới
Giai đoạn này sẽ chuyển dự án sản phẩm mới được chấp thuận qua giai đoạn 4. Sản phẩm mới được thiết kế, chế tạo. Sau đó được đem ra thử nghiệm vận hành có sự tham gia của khách hàng.
6) Thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường
Trong giai đoạn này, sản phẩm được thử nghiệm trong điều kiện gần với thị trường trên quy mô nhỏ đề rút kinh nghiệm, điều chỉnh trước khi thương mại hoá để tránh các sai lầm trên quy mô lớn.
Cho sử dụng thử trên thị trường để xem phản ứng
7) Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Khi đã chắc chắn với sự thành công của sản phẩm trên thị trường thì nên tranh thủ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về lâu dài. Bởi một khi sản phẩm đã lấp ló xuất hiện trên thị trường thì nguy cơ bị ăn cắp hay sao chép rất có thể xảy ra.
8) Thương mại hoá sản phẩm
Sau khi trải qua thử nghiệm, sản phẩm mới được chấp thuận, được điều chỉnh, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đâu vào đấy thì đã đến lúc tung ra thị trường. Trong giai đoạn này công ty phải quyết định các vấn đề tung ra thị trường ở đâu, nhằm vào ai, và như thế nào (tức là phải tuân theo kế hoạch Marketing đã soạn thảo).
Dĩ nhiên mỗi quy trình, mỗi sản phẩm, mỗi công ty sẽ có những thay đổi khác nhau như chỉ tập trung theo đuổi 1 ý tưởng duy nhất, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sớm hơn, bỏ qua việc thẩm định dài dòng,… Nhưng dù thế nào, bất cứ khi nào ra sản phẩm mới thì cũng cần phải bỏ nhiều công sức thì mới mong thành công được.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về luật sở hữu trí tuệ hoặc quyền sở hữu trí tuệ cũng như đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0948.150.292 hoặc để lại lời nhắn trên website https://luatsohuutritue.com.vn, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng kính chào!
Thẻ:dang ky nhan hieu doc quyen, dang ky nhan hieu hang hoa, dang ky thuong hieu