Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ đang là một vấn đề không chỉ của những người làm nghệ thuật quan tâm mà đã trở thành sự quan tâm của cả xã hội trong quá trình hội nhập.
Hiện tượng đạo văn, vi phạm bản quyền có lẽ không còn quá xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, hiện tượng này thực sự rất cần đáng lên án để đảm bảo quyền lợi cho tác giả. Và để đảm bảo quyền lợi cho chính mình thì các tác giả cần biết một số điều về quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ.
Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ và những điều cần biết – 1
Theo quy định tại điều 736 Bộ luật dân sự năm 2005 cho biết “Tác giả là người tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là đồng tác giả”. Như vậy, thuật ngữ trên đã nêu lên khái niệm tác giả và đồng tác giả.
Tuy nhiên, cũng có thêm nhiều cách khác để phân loại khái niệm tác giả, cụ thể gồm:
1. Theo số lượng người tham gia sáng tạo tác phẩm:
Cách chia này tương tự như khái niệm đã nêu tại Bộ luật dân sự năm 2005, gồm 2 nhóm:
Tác giả đơn nhất là người tạo ra toàn bộ tác phẩm, và được hưởng toàn bộ quyền tài sản, quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm. Và đồng tác giả là nhiều cá nhân hợp tác cùng sáng tạo ra tác phẩm. Mỗi cá nhân trong nhóm gọi là đồng tác giả và đều được hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm.
Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ và những điều cần biết – 2
2. Theo nguồn gốc của tác phẩm:
Theo cách chia này cũng gồm 2 loại tác giả gồm: Tác giả tác phẩm nguyên gốc là những người bằng lao động sáng tạo của mình tạo ra một tác phẩm với nội dung, chủ để, tư tưởng, cách thức thể hiện hoàn toàn mới (tức nguyên tác). Hai là tác giả tác phẩm tái sinh là những người tạo ra tác phẩm từ tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến. Tác phẩm tái sinh bao gồm có tác phẩm dịch thuật, tác phẩm cải biên, tác phẩm phóng tác, tác phẩm chuyển thể, tác phẩm hợp tuyển và tác phẩm tuyển tập.
3. Theo phạm vi hưởng quyền:
Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ và những điều cần biết – 3
Theo cách phân chia này, bao gồm 3 loại sau:
– Quyền của tác giả đối với tác phẩm được tạo ra không phải trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc: Trong trường hợp này, tác giả được hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.
– Quyền của tác giả đối với tác phẩm được tạo ra trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc: Khi thực hiện sáng tạo tác phẩm theo hợp đồng giao việc thì tác phẩm của tác giả nhưng chủ sở hữu quyền tác giả lại chính bên giao nhiệm vụ hoặc giao việc trong hợp đồng giao việc được kí kết giữa họ với tác giả. Do vậy, tác giả chỉ được hưởng các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả còn các quyền tài sản thuộc quyền tác giả lại thuộc về các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.
– Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và tác phẩm sân khấu: Tác phẩm điện ảnh được tạo ra trên cơ sở sáng tạo của nhiều chủ thể thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy không được coi là đồng tác giả nhưng mỗi người lại là tác giả đối với phần và lĩnh vực do họ sáng tạo ra. Vì thế, đối với kết quả sáng tạo của mình (tức là từng phần của tác phẩm) họ có quyền nhân thân (trừ quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm tác phẩm) và các quyền khác theo thỏa thuận giữa họ với chủ sở hữu quyền tác giả.
Việc xác định đối tượng tác giả đúng sẽ giúp người sáng tạo tác phẩm được hưởng những quyền lợi thiết thực nhất đối với quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ.