Quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam xưa nay vốn đã không phải một lĩnh vực được nhiều người quan tâm và được các cơ quan chức năng bảo vệ.
Thế nhưng ít ai có thể nghĩ được ngay trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nơi mà lẽ ra tài sản trí tuệ cần được coi trọng nhất, thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn đang được quản lý một cách vô cùng lỏng lẻo đến mức báo động.
Vấn đề nghiên cứu khoa học bị bỏ ngỏ do thiếu quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ
Nhìn chung, các nhà quản lý và chuyên gia cho rằng, Việt Nam vẫn còn yếu về thương mại tài sản trí tuệ. Theo tiến sĩ Lê Thị Thu Hà, giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (Đại học Ngoại thương Hà Nội), số liệu về đơn đăng ký sáng chế của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 tăng dần đều qua các năm khoảng 10%. Tuy nhiên thực chất, số lượng đơn đăng ký do người Việt Nam nộp chỉ chiếm khoảng 6-8% và số bằng sáng chế giảm từ 218 xuống còn 204 đơn.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực tế trên là bởi các trường, viện nghiên cứu đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn kinh phí của nhà nước, chưa huy động được nguồn tài chính khác, đặc biệt là của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Bảy, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng các trường Đại học của Việt Nam chỉ chú ý đến đào tạo là chính, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vẫn còn hạn chế, vì trường thiếu công trình, sản phẩm khoa học có tính ứng dụng cao, tài sản trí tuệ chưa được quản lý và khai thác hợp lý.
“Các giảng viên, nhà khoa học chưa hiểu rõ về giá trị của quyền sở hữu trí tuệ, chưa có bộ phận chuyên trách theo dõi, tư vấn, hướng dẫn bảo đảm quyền lợi cho những người nghiên cứu, nhiều sản phẩm trí tuệ chưa được đăng ký bảo hộ độc quyền hoặc nếu có đăng ký thì việc quản lý, khai thác thương mại cũng hạn chế”, ông Bảy nói.
Nguyên nhân sâu xa, theo ông Bảy là do nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ tại các trường đại học chưa cao, thể hiện ở việc số lượng sáng chế đăng ký và được cấp bằng còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, việc quản lý tài sản trí tuệ còn yếu thể hiện ở việc nhiều sáng chế được tạo ra từ nhà trường, nhưng nhà trường lại không đăng ký hoặc quản lý mà để cho các cá nhân trong trường đăng ký xác lập quyền và tự động khai thác.
Làm cách nào để khuyến khích nghiêm cứu khoa học nhiều hơn nữa?
Theo tiến sĩ Hà, Việt Nam cần xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học với doanh nghiệp nhằm nắm bắt nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường khoa học công nghệ; thành lập văn phòng chuyển giao công nghệ và bộ phận quản lý tài sản trí tuệ ở các trường; phân bổ lợi ích hợp lý từ nguồn thu được từ khai thác thương mại tài sản trí tuệ.
Một khi quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, sáng kiến khoa học được coi trọng thì mới có thể khuyến khích được các sinh viên và các nhà nghiên cứu chịu khó phát minh; chất xám được tận dụng và từ đó nền khoa học nước nhà mới phát triển đi lên được.
Bạn cần tư vấn thêm về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hoặc đăng ký thương hiệu doanh nghiệp, xin hãy liên hệ với công ty tư vấn luật sở hữu trí tuệ của chúng tôi theo số 0948.150.292.
Rất hân hạnh được phục vụ!
Thẻ:luat so huu tri tue, quyen so huu tri tue, so huu tri tue la gi