Những tên riêng đặc biệt này được xem là tài sản ngôn ngữ chung nên không thể sử dụng để đăng ký thương hiệu được. Lấy một ví dụ trường hợp của Phở Lý Quốc Sư. Đây là tên danh nhân nên rõ ràng ta có thể suy ra được là nó chưa được đăng ký thương hiệu hợp pháp. Thương hiệu này tạo được uy tín nên người chủ không muốn thay đổi đi nữa, nhưng cũng vì đó bất kỳ ai cũng có thể ung dung, hợp lệ mở ngay bên cạnh một quán Lý Quốc Sư khác mà không vi phạm pháp luật (dù cũng không được bảo hộ luôn).
Một trường hợp điển hình cho việc đặt tên theo danh nhân nổi tiếng mà không quan tâm đến vấn đề pháp lý
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, khi đăng ký thương hiệu thì thương hiệu hay nhãn hiệu đó không được gồm chỉ các con số và ký tự đơn giản, nhất là các ký tự có tính chung chung chỉ các sự vật, sự việc, khái niệm đã có sẵn. (Ví dụ như 24h, a-z,…)
Một bên là thương hiệu của Tên khi đăng ký thương hiệu hay nhãn hiệu phải gồm tối thiểu 3 chữ cái để được bảo vệ cao nhất. Ví dụ như ABC, XYZ, KML thì vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên, nguy cơ của những cái tên ngắn này dễ bị nhầm lẫn là cũng rất phổ biến nên cần cẩn thận.
Đây là vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý. Nếu như bạn sản xuất sản phẩm bánh kẹo tại Việt Nam nhưng lại lấy cái tên như Berlin sweat, hay rượu làm tại Nha Trang nhưng lại đăng ký thương hiệu vang Đà Lạt thì sẽ không thể chấp nhận được.
Đăng ký thương hiệu đôi khi còn liên quan đến vấn đề chỉ dẫn địa lý nữa
Những tính từ có chức năng mô tả chung về tính chất của sự vật, sự việc hay sản phẩm cũng nằm trong danh sách không được bảo hộ khi đăng ký thương hiệu. Chẳng hạn nếu bạn đặt tên “quán ăn ngon” hay “trái cây tươi” hay “dịch vụ nhanh chóng” thì chắc chắn sẽ không được chấp nhận đăng ký thương hiệu và các bên khác sẽ hoàn toàn có thể sap chép những cái tên này nếu muốn.
Nhiều doanh nghiệp chọn cách kiểm chứng tên thương hiệu bằng cách tìm kiếm trên mạng, điều này là hoàn toàn sai lầm bởi trên đó không phải lúc nào cũng có hết nhưng cái tên đã đăng ký thương hiệu, cũng như ngược lại, không phải cái tên nào có trang web hay sản phẩm rõ ràng cũng là tên được bảo hộ. Trong trường hợp này không có cách nào khác là bạn phải đến tra cứu tại cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng ký thương hiệu để biết tên mình chọn có bị trùng hay không và có hợp lệ hay không.
Thẻ:dang ky logo, dang ky nhan hieu, dang ky thuong hieu