Luật quy định nhất về nhãn hàng hóa. Liên quan đến nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu,ngày 14/4/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về vấn đề này. Nghị định có mốt số nội dung đáng chú ý sau:
Thứ nhất: Nhãn hàng hóa, nhãn phụ được in phải đảm bảo đúng bản chất của hàng hóa, trung thực, rõ ràng và chính xác. Với những hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì người chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn phải là các tổ chức, cá nhân sản xuất. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đó yêu cầu một tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa của mình.
Thứ hai: Bổ sung thêm quy định ghi nhãn phụ. Theo đó, hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa vào lưu thông trên thị trường phải có nhãn phụ, bên cạnh hàng nhập khẩu như quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.
Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.
Ngoài ra: Nghị định còn quy định các trường hợp không phải ghi nhãn phụ, cụ thể:
– Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
– Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.
Thứ ba: Trong trường hợp nhãn gốc của những hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam không phù hợp với quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu vẫn phải giữ nguyên nhãn gốc nhưng bên cạnh đó, phải ghi thêm nhãn phụ theo quy định khi đưa ra lưu thông hàng hóa. Nhãn phụ cũng được sử dụng khi hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt trên nhãn.
Thứ tư: Về kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số thể hiện trên nhãn hàng hóa thì phải đảm bảo theo yêu cầu: ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định; kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.
Nguồn BHTH