Ngày nay, việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ độc quyền của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức là vô cùng cần thiết. Vậy đăng ký nhãn hiệu độc quyền là gì và những lợi ích mà nó mang lại như thế nào?
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời – 1
Việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền đã trở nên khá phổ biến trên toàn thế giới, trung bình mỗi năm, tại Việt Nam có tới hơn 30 000 đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu độc quyền là nhãn hiệu đã được các cá nhân, cơ quan, tổ chức đăng ký bảo hộ, được sử dụng độc quyền trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc trên thế giới. Sau khi đăng ký độc quyền, nhãn hiệu đó chỉ có chủ sở hữu mới có quyền sử dụng, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng nhãn hiệu mà không được chủ sở hữu cho phép đều đã vi phạm pháp luật.
Như vậy, rõ ràng đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ mang đến những lợi ích đặc thù cho đơn vị sở hữu. Cụ thể bao gồm:
Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sở hữu, sử dụng, khai thác đối với nhãn hiệu độc quyền trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền có hiệu lực trong 10 năm và có thể gia hạn thêm nhiều lần sau đó. Nhãn hiệu độc quyền được bảo vệ bởi hành lang pháp lý trong Luật Sở hữu trí tuệ. Đơn vị sở hữu được quyền thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi xâm phạm độc quyền để yêu cầu xử lý, mọi chi phí bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời – 2
Ngoài ra, đơn vị sở hữu nhãn hiệu độc quyền có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cung cấp bảo hộ cho các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhãn hiệu của đơn vị mình. Chủ sở hữu cũng sẽ được ưu tiên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền ra nước ngoài để nhãn hiệu nhận được sự bảo hộ tại nước ngoài.
Tại Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ được tiến hành tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ (địa chỉ số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội). Thời hạn đăng ký tính từ thời điểm nộp đơn đến khi nhãn hiệu được cấp băng bảo hộ là từ 12 – 16 tháng. Trong thời gian đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức và nội dung để kiểm tra xem nhãn hiệu đó có bị trùng với nhãn hiệu nào đã được bảo hộ trước đó không. Sau khi hoàn tất quy trình và thủ tục thẩm định, nếu nhãn hiệu độc quyền đủ điều kiện sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu.