Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là một quá trình tương đối phức tạp và mất thời gian cho doanh nghiệp nhưng là một quá trình không thể bỏ qua. Đặc biệt là trong thời đại mọi thứ đều có thể bị sao chép và đánh cắp như hiện nay thì việc bảo hộ cho tài sản trí tuệ của mình là vô cùng thiết thực.
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp
– Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành.
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể.
Mẫu nhãn hiệu (12 mẫu nhãn).
– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,…).
– Giấy uỷ quyền (nếu có)
– Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản.
Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó.
– Chứng từ nộp phí nộp đơn.
– Bản gốc Giấy uỷ quyền;
Nếu bạn tiến hành đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu hàng hóa, logo sản phẩm hãy kiểu dáng công nghiệp thì còn cần có những giấy tờ chứng nhận về thiết kế đó nữa:
– Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.
– Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó.
– Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.
– Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.
– Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
– Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ để đảm bảo quy trình đăng ký diễn ra nhanh chóng
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam thì có quyền nộp đơn trực tiếp vào Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam hoặc thông qua Đại diện vế Sở Hữu Trí Tuệ để yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: 386 Nguyễn Trãi,Thanh Xuân, Hà Nội.
Đại diện Sở hữu trí tuệ – Điện thoại: 0983367068 – email: dangkybaoho@gmail.com
Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không (tức là đầy đủ các loại giấy tờ kể trên và đúng với quy cách cho mỗi loại được đề ra). Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.
Thẻ:dang ky quyen so huu tri tue, tu van so huu tri tue