Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ là một trong những quyền cơ bản mà người làm sáng tạo nào cũng nên biết để có thể tự bảo vệ mình. Theo đó, có các biện pháp để tự bảo vệ khi bị xâm phạm như sau:
Để bảo vệ tốt quyền tác giả, bản thân tác giả nên đăng ký quyền tác giả, và bản thân Nhà nước cũng khuyến khích việc đăng kí quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả. Đây không phải là thủ tục hành chính bắt buộc để xác lập quyền tác giả vì quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ đã được hình thành ngay khi tác phẩm được sáng tác ra. Tuy nhiên, việc làm này sẽ là biện pháp đảm bảo nhằm ngăn ngừa các rắc rối khi có tranh chấp xảy ra.
Đăng ký để có cơ sở vững chắc bảo vệ quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ
Ngoài ra, tác giả và các chủ thể khác của quyền tác giả có quyền tự bảo vệ tác phẩm của mình. Điều 43 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP có quy định: ” Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc các chủ thể quyền đưa các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thông tin đó để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan. Đồng thời các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ các thông tin quản lý quyền, ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định trên, chủ thể có quyền tự bảo vệ trước hành vi xâm phạm. Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả là việc các chủ thể quyền đưa các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, hoặc đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thông tin đó để bảo vệ quyền tác giả. Đồng thời các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ các thông tin quản lý quyền, ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật.
Các chủ thể quyền có thể bảo vệ quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ bằng cách áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn bao gồm các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong đó, biện pháp mà chủ thể có thể tự mình thực hiện được là các biện pháp dân sự:
Sử dụng đến các biện pháp dân sự nếu thấy cần thiết
Thông qua toà án, chủ thể có quyền có thể yêu cầu toà án áp dụng những biện pháp dân sự sau đối với người vi phạm. Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009) quy định tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
+ Buộc bồi thường thiệt hại.
+ Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Để được tư vấn kỹ càng hơn về việc bảo vệ quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ của mình, bạn hãy liên lạc ngay với hệ thống tư vấn viên có kinh nghiệm chúng tôi.
Thẻ:luat so huu tri tue, quyen so huu tri tue, so huu tri tue la gi