Để đăng ký quyền sở hữu trí tuệ về sáng chế hay giải pháp hữu ích, người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí quy định (theo Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính) Lệ phí và phí này sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào tính chất của mỗi đơn xin đăng ký, thế nên bạn cần hết sức cẩn thận để không bị nhầm lẫn.
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan nhà nước
1. Lệ phí nộp đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
+ Tài liệu dạng giấy: 180.000 đồng
+ Tài liệu điện tử (chứa toàn bộ nội dung tài liệu đơn): 150.000 đồng
+ Nếu Bản mô tả sáng chế có trên 5 trang, từ trang thứ sáu trở đi phải nộp thêm cho mỗi trang 12.000 đồng
+ Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng
+ Nếu đơn có nhiều hình vẽ, thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 60.000 đồng/hình vẽ.
Chú ý đến các loại phí và lệ phí khác nhau khi đăng ký
2. Lệ phí thẩm định nội dung (nếu có yêu cầu)
+ Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 120.000 đồng/1 điểm độc lập
+ Lệ phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng/đối tượng xin đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
+ Phí/ lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng/ 1 điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ,
+ Phí/ lệ phí đăng bạ, từ điểm thứ hai nộp thêm: 100.000 đồng/ điểm độc lập,
+ Lệ phí công bố Bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích: như lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng
+ Nếu đơn có nhiều hình vẽ, thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 60.000 đồng/hình vẽ,
+ Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích được tính tùy theo thời gian bạn muốn gia hạn chúng.
Thời hạn | Số tiền (nghìn đồng) |
+ Năm thứ 1; Năm thứ 2 | 300 |
+ Năm thứ 3; Năm thứ 4 | 480 |
+ Năm thứ 5; Năm thứ 6 | 780 |
+ Năm thứ 7; Năm thứ 8 | 1.200 |
+ Năm thứ 9; Năm thứ 10 | 1.800 |
+ Năm thứ 11 – Năm thứ 13 | 2.520 |
+ Năm thứ 14 – Năm thứ 16 | 3.300 |
+ Năm thứ 17 – Năm thứ 20 | 4.200 |
Khi có nhu cầu nộp đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ một đối tượng sở hữu công nghiệp, việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu xem đối tượng muốn đăng ký đã được đăng ký chưa để khỏi mất thời gian và kinh phí. Người nộp đơn có thể vào Thư viện số về sở hữu công nghiệp (http://iplib.noip.gov.vn) để tự tra cứu; Tiếp theo cần chuẩn bị tài liệu đơn và gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ. Theo quy định hiện tại, đơn cần làm trên giấy và có thể nộp trực tiếp tại các địa điểm nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), đó là Trụ sở Cục SHTT,398 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, hoặc Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng. Đơn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua Bưu điện tới một trong các địa điểm trên.
Nếu bạn gặp phải một số vấn đề trong việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để giải quyết công việc được nhanh chóng và đúng trình tự, thủ tục của Pháp luật, giúp bạn tiết kiệm chi phí thời gian. Hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên của chúng tôi 0948.150 để được tư vấn miễn phí và giúp đỡ một cách nhiệt tình nhất.
Thẻ:dang ky quyen so huu tri tue, tu van so huu tri tue