Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thì nhiều doanh nghiệp đã nghe đến, nhưng số lượng hiểu được một cách cụ thể và rõ ràng về vấn đề này thì lại không nhiều. Đó chính là lý do những câu hỏi sau thường xuyên xuất hiện trong các buổi tư vấn của chúng tôi.
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn để mua đúng hàng hóa, dịch của cơ sở sản xuất, kinh doanh mà họ muốn. Chính vì thế các doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm của mình để tránh bị sao chép.
Nhãn hiệu có những chức năng gì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
Chức năng chính của nhãn hiệu là để phân biệt các nhà sản xuất, kinh doanh và chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra, nhãn hiệu còn có một số chức năng phụ mà các doanh nghiệp cần quan tâm khai thác như chức năng chỉ dẫn chất lượng, chức năng quảng cáo và chức năng hỗ trợ kiểm soát và tổ chức thị trường./
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để bảo vệ quyền lợi cho sản phẩm
Có những loại nhãn hiệu nào được pháp luật bảo hộ?
Ngoài các nhãn hiệu cho phép xác định nguồn gốc sản xuất hoặc nguồn gốc thương mại của hàng hóa/dịch vụ, được gọi chung là nhãn hiệu, pháp luật còn bảo hộ Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận, Nhãn hiệu liên kết (khi chúng được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa).
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ, ISO 9000 là một nhãn hiệu chứng nhận được công nhận rộng rãi trên thế giới.
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là bao lâu?
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực trong 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp.
Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu là gì?
Phụ thuộc vào ý đồ kinh doanh, phát triển thương hiệu, duy trì tuyền thống… và luật nhãn hiệu của từng quốc gia, chủ nhãn hiệu có thể quyết định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu trên các khía cạnh: Ở đâu (trong nước hoặc những nước nào), cho loại hàng hoá, dịch vụ gì, và trong bao lâu (thời hạn bảo hộ).
Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn phải xác định rõ đang và sẽ sử dụng nhãn hiệu đó cho những loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào. Thỏa ước Nice về phân loại hàng hóa, dịch vụ liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu (mà Việt Nam đang áp dụng) đã phân các hàng hóa thành 34 nhóm và các dịch vụ thành 11 nhóm.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đừng ngần ngại liên hệ ngay với hệ thống tư vấn viên tận tâm của chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Thẻ:dang ky nhan hieu doc quyen, dang ky nhan hieu hang hoa, dang ky thuong hieu