Trong phần trước ta đã thấy được, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để tự bảo vệ mình cho các doanh nghiệp start-up là cần thiết hơn bao giờ hết. Ngày nay với các sản phẩm về công nghệ, sự khác biệt cách nhau đôi khi chỉ tính bằng giây mà thôi. Vậy làm thế nào để tự bảo vệ một cách tốt nhất đây?
Doanh nghiệp phải làm gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình?
Phần 2: Phải tự bảo vệ mình
Bà Ngô Phương Trà, Phụ trách Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng chia sẻ: Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay khởi nghiệp bằng một tài sản trí tuệ cùng với một nguồn vốn đầu tư nhỏ. Tuy nhiên, không như các loại tài sản hữu hình khác, quyền sở hữu trí tuệ là một tài sản vô hình mà việc xác lập quyền là điều kiện tiên quyết để hình thành nên quyền sở hữu đối với nó. Vì vậy, nếu bạn có một tài sản trí tuệ, ví dụ như một nhãn hiệu, nhưng không đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì việc ai đó sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự trong hoạt động kinh doanh của họ không thể gọi là hành vi “ăn cắp” (dù là cố ý hay vô tình) bởi vì tài sản đó không thuộc sở hữu của bạn. Thậm chí, bạn có nguy cơ trở thành “kẻ ăn cắp” nếu quyền sở hữu nhãn hiệu đó đã được xác lập cho người khác.
Để tìm hiểu rõ hơn thông tin cũng như cách thức thực hiện hồ sơ và tiến hành thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm trên website của Cục Sở hữu trí tuệ (www.noip.gov.vn) hoặc trực tiếp đến gặp chuyên viên tư vấn tại các Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ. “Văn phòng luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt các start-up trên địa bàn trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra chúng tôi rất chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo, tọa đàm cho doanh nghiệp để họ nắm bắt thông tin và nhận thức tốt hơn vấn đề sở hữu trí tuệ, tránh không để xảy ra những tranh chấp không đáng có đối với vấn đề này”, bà Phương Trà cho biết thêm.
Trong thời đại số hiện nay thì lại càng phải quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ
Chị Đỗ Lê Kim Huệ, nhà sáng lập doanh nghiệp start-up mỹ phẩm thiên nhiên Arya Tara, chia sẻ về hành trình đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho thương hiệu của mình: “Trước đó, nên tra cứu trong hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ xem thương hiệu của mình đã được sử dụng hay chưa. Một số doanh nghiệp nước ngoài còn đăng ký bảo vệ sở hữu trí tuệ toàn cầu nên mình phải xem cả ngoài nước nữa”, chị Huệ nói.
Việc xác lập quyền đối với mỗi đối tượng sở hữu trí tuệ có thể khác nhau, nhưng các doanh nghiệp start-up cần phải biết rằng việc này cũng quan trọng như phát triển sản phẩm hay kêu gọi vốn đầu tư. Khi khởi nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải chú trọng về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để hợp pháp hóa và tự bảo vệ thành quả lao động của mình. Một khi các doanh nghiệp trong nước có ý thức một cách đầy đủ và nghiêm túc về vấn đề này thì mới có thể mong phát triển đuổi kịp với thế giới được.
Nếu bạn còn mơ hồ và chưa hiểu rõ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của đơn vị Start – up, hãy liên hệ với tôi theo số điện thoại 0948.150.292 để được giải đáp kỹ hơn và trực tiếp hơn.
Thẻ:ban quyen tac gia, bao ve quyen so huu tri tue, quyen so huu tri tue