Thời gian, thủ tục đăng ký sáng chế ở đâu:
+ Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
+ Thời gian công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung;
+ Thời gian thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố
+ Thời hạn bảo hộ đối với bằng độc quyền sáng chế là 20 năm, đối với Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là 10 năm.
Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
+ Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
+ Yêu cầu bảo hộ (02 bản);
+ Các tài liệu có liên quan (nếu có);
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Yêu cầu đăng ký sáng chế:
1. Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:
+ Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký sáng chế đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
+ Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:
+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;
+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;
+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.
2. Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
3. Để được cấp Bằng bảo hộ độc quyền Sáng chế/ Giải pháp hữu ích phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có tính mới; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Dịch vụ đăng ký sáng chế/ Giải pháp hữu ích:
+ Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ Sáng chế hoặc Giải pháp hữu ích;
+ Làm đơn xin cấp văn bằng bảo hộ (viết bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai), đại diện trong việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ;
+ Theo dõi quá trình thực hiện nộp đơn và phản hồi đơn.
Quý khách đăng ký cần cung cấp cho tài liệu sau:
+ Tên Sáng chế/ Giải pháp hữu ích.
+ Mô tả kỹ thuật vắn tắt, các hình vẽ, sơ đồ (nếu có);
+ Những giải pháp kỹ thuật đã biết trước khi có Sáng chế/Giải pháp hữu ích, những nhược điểm và hạn chế;
+ Ðưa một hoặc một vài trường hợp áp dụng cụ thể để chứng minh tính hiệu quả;
+ Họ tên, địa chỉ, điện thoại, của tổ chức/cá nhân có Sáng chế/Giải pháp hữu ích cần đăng ký,
và đồng tác giả (nếu có).
Sưu tầm