Việc hội nhập sâu hơn vào các quá trình kinh tế quốc tế được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược cấp bách và có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay của Nhà nước ta. Sau hơn 20 năm đổi mới, đến nay Nhà nước ta đã thiết lập được một hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khá đầy đủ. Xét ở phương diện lập pháp, hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam không khác biệt nhiều lắm so với các hệ thống hiện có tại nhiều nước, kể cả các nước phát triển.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thời kỳ hội nhập là rất quan trọng
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng cũng như đã ký kết các điều ước quốc tế song phương về quyền sở hữu trí tuệ như Công ước Paris. Hệ thống pháp luật trong nước về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện. Một số điều ước quốc tế đa phương khác mà Việt Nam đã và sẽ tham gia là: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (Việt Nam tham gia từ năm 2004); Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Việt Nam tham gia từ ngày 8-3-1949); Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Việt Nam tham gia từ ngày 8-3-1949 và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid (tham gia tháng 10/2006); Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) được ký tại Washington năm 1970 (Việt Nam tham gia từ ngày 10-3-1993); Thoả ước Lahay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp; Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hoá được thông qua ngày 27-10-1994 tại Geneva: Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh: Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV); Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với bố trí mạch tích hợp; Hiệp định thương mại về Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) trong hệ thống các hiệp định của WTO; Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) bắt đầu có hiệu lực từ năm 1970 (Việt Nam trở thành thành viên của WIPO từ ngày 02-07-1976)…
Vấn đề thi hành luật ở Việt Nam vẫn còn nhiều điều đáng bàn
Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn, cần được tiếp tục hoàn thiện. Việc thay đổi đồng bộ và nhanh chóng là cần thiết để giúp các doanh nghiệp trong nước có được lợi thế so sánh cân bằng với doanh nghiệp nước ngoài. Nếu không có pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đàng hoàng thì sẽ khiến bên ngoài ngại không dám vào thị trường Việt Nam, còn doanh nghiệp nội thì bị thiệt thòi khi ra trường quốc tế. Việc đổi mới tổ chức, cơ chế và phương thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phải được giải quyết trên cơ sở phân tích một cách khách quan thực trạng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiện có, rút ra những nguyên nhân, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống này và kinh nghiệm quốc tế; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao và hoàn thiện cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như toàn bộ hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về luật sở hữu trí tuệ hoặc quyền sở hữu trí tuệ trên trường quốc tế thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0948.150.292 hoặc để lại lời nhắn trên website https://luatsohuutritue.com.vn, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng kính chào!
Thẻ:ban quyen tac gia, bao ve quyen so huu tri tue, quyen so huu tri tue