Bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam nhằm nâng cao uy tín, chất lượng của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp trong và nước.
Dù thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu là không bắt buộc nhưng đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong kinh doanh, sản xuất, cung ứng dịch vụ đã bảo hộ thương hiệu đã tiến hành công việc này từ rất sớm.
Thương hiệu có thể được đăng ký bảo hộ dưới dạng: logo, mẫu thiết kế, chữ… Ngoài các quy định về mặt hình thức của nhãn hiệu, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu thì thương hiệu trong đơn đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được cấp chứng nhận.
– Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu
+ Tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu:
+ Đăng ký bảo hộ thương hiệu
+ Bảo vệ phát triển thương hiệu: như xử lý các xâm phạm làm ảnh hưởng đến thương hiệu
– Đăng ký bảo hộ thương hiệu nhằm:
+ Khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài vào trong nước, đặc biệt trong trường hợp Việt Nam kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư luôn lưu ý đến vấn đề bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, đặc biệt là bảo hộ thương hiệu hàng hoá – “Tài sản vô hình” quan trọng của họ, nhất là đối với công ty đa quốc gia. Nếu một nước kêu gọi đầu tư có một hệ thống pháp lý chặt chẽ, đầy đủ, minh bạch trong việc bảo hộ thương hiệu, sẽ góp phần tạo môi trường đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư hay chuyển giao công nghệ cho một quốc gia.
+ Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu thương hiệu hàng hoá
Để có một thương hiệu được người tiêu dùng tin tưởng, khắc sâu vào tâm trí khách hàng, doanh nghiệp phải tốn thời gian công sức và tiền bạc vào việc thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng cáo, quảng bá thương hiệu… Thương hiệu mạnh là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ góp phần bảo đảm quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp.
+ Bảo hộ lợi ích quốc gia
Đối với hàng hoá xuất khẩu, nếu mặt hàng này chưa được đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá tại nước sở tại, sẽ không thể chống lại nạn làm hàng giả, hàng nhái, khiến ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà xuất khẩu, hoặc có thể mất uy tín do hàng bị làm giả…. Trong các năm qua, nhiều sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài được ưa chuộng nhưng do chủ sở hữu thương hiệu hàng hoá chưa hiểu biết luật pháp nên đã không đăng ký thương hiệu. Hậu quả là thương hiệu đã bị các nhà sản xuất ở nước nhập khẩu lợi dụng, bắt chước chế tạo, dẫn đến việc mất thị trường xuất khẩu
+ Thúc đẩy sáng tạo, đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh
Bảo hộ thương hiệu hàng hoá có tác dụng thúc đẩy tính sáng tạo, đổi mới kỹ thuật sản xuất, kích thích cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, các thương hiệu, chứ không nhằm lợi dụng thương hiệu của doanh nghiệp khác để tiêu thụ hàng hoá của mình.
+ Góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng
Giúp người tiêu thụ mua đúng thương hiệu đáng tin cậy, chống lại tệ nạn làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Qua thương hiệu, người tiêu dùng biết được các thông tin cần thiết về hàng hoá mình lựa chọn như: xuất xứ, công dụng, tên nhà sản xuất… để có quyết định mua hàng đúng đắn.
Sưu tầm