Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Để các hoạt động sở hữu trí tuệ của Việt Nam phát triển đúng hướng. Và đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội nước ta. Cần xác định rõ quan điểm. Tài sản trí tuệ của Việt Nam cũng như của nhân loại. Phải được sử dụng làm đòn bẩy thúc đẩy đổi mới công nghệ. Nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao về chất và bảo đảm hiệu quả vượt trội của hoạt động sở hữu trí tuệ. Là yêu cầu xuyên suốt và là ưu tiên hàng đầu đối với mục tiêu phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hệ thống sở hữu trí tuệ phải phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước tiên là in-tơ-nét kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo. Nguồn nhân lực chất lượng cao về sở hữu trí tuệ được hình thành. Là yếu tố then chốt để bảo đảm sự thành công của các hoạt động sở hữu trí tuệ. Hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam có tính mở và động, tạo sự thích ứng cho hệ thống theo sự vận động. Và phát triển của nền kinh tế gắn liền với việc tích cực và chủ động hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Trên cơ sở quan điểm đó, 5 nhóm nhiệm vụ phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ giai đoạn 2019 – 2030 cần được thực hiện. Bao gồm: chính sách và pháp luật sở hữu trí tuệ; quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo. Và hỗ trợ, bổ trợ hoạt động sở hữu trí tuệ với các giải pháp cụ thể sau:
Một là, đẩy mạnh đổi mới các hoạt động thông tin và truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của xã hội. Về sở hữu trí tuệ – một hoạt động quan trọng khuyến khích hoạt động sáng tạo. Và tạo ra các tài sản trí tuệ có giá trị, khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ. Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra các sản phẩm. Và có khả năng cạnh tranh cao thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, cần từng bước đưa môn học sở hữu trí tuệ. Và chuyên ngành sở hữu trí tuệ vào chương trình đào tạo đại học. Và đưa kiến thức về sở hữu trí tuệ vào chương trình giáo dục phổ thông.
– Hai là, hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác. Chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ, hoàn thiện pháp luật về giao dịch tài sản trí tuệ. Và cơ chế phân chia lợi ích giữa các nhóm chủ thể liên quan đối với kết quả sáng tạo. Hoàn thiện chính sách cân bằng lợi ích nhằm xử lý hợp lý. Và thỏa đáng mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến sở hữu trí tuệ như chủ sở hữu sáng chế và cộng đồng. Giữa chủ sở hữu quyền đối với giống cây, nhà sản xuất, kinh doanh và nông dân…
– Ba là, tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ. Thúc đẩy đầu tư hiện đại hóa nguồn lực công nghệ phục vụ xác lập. Và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; lập Quỹ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ quốc gia. Để đầu tư cho hoạt động thúc đẩy hoạt động sáng tạo, hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tài sản trí tuệ.
– Bốn là, tinh giản đầu mối và chuyên môn hóa hệ thống về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nhất là các quy phạm thực thi; chuyển dần việc xử lý các tranh chấp về sở hữu trí tuệ sang các biện pháp dân sự. Chấn chỉnh lại toàn bộ các quy phạm về chế tài bảo đảm thực thi theo hướng lấy trật tự dân sự. Để làm biện pháp chủ yếu (còn chế tài hành chính chỉ được áp dụng như một biện pháp bổ sung cho chế tài dân sự. Khi mà sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vượt quá mức dân sự).
– Năm là, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Phối hợp hoạt động hiệu quả giữa cá cơ quan quản lý của Nhà nước và các cá nhân. Và tổ chức khác có liên quan trong những công việc nhằm hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ thành quả sáng tạo và có tính khả thi cao, khuyến khích sự sáng tạo. Tăng cường sử dụng hiệu quả các công cụ theo dõi, quản trị sở hữu trí tuệ. Tăng cường sử dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, trong hoạt động nghiệp vụ sở hữu trí tuệ.
– Sáu là, mở rộng hoạt động hỗ trợ, bổ trợ liên quan đến thúc đẩy và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Như hoạt động sản xuất, kinh doanh; xây dựng. Và phát triển mô hình liên kết giữa trường đại học/viện nghiên cứu với doanh nghiệp. Vận hành mạng lưới trung tâm sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ tại các trường đại học. Và viện nghiên cứu, kết nối với các trung tâm hỗ trợ về sở hữu trí tuệ….Hỗ trợ hoạt động quản lý và tư pháp về sở hữu trí tuệ. Hình thành các tổ chức sự nghiệp ngoài công lập cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ. Như thông tin sở hữu trí tuệ, định giá tài sản trí tuệ…
– Bảy là, nâng cao trình độ nguồn nhân lực sở hữu trí tuệ thông qua đổi mới. Và đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ. Hoàn thiện các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn. Và điều kiện tuyển dụng cho các vị trí công tác trực tiếp xử lý nghiệp vụ trong các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ.
Cần có chương trình huấn luyện cán bộ đầu mối về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan thực thi ở Trung ương. Và địa phương, đề ra những nội dung cụ thể thiết thực trong các lĩnh vực quản lý nhà nước để tăng cường sự gắn kết giữa các cán bộ đầu mối. Tổ chức định kỳ chương trình bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ. Cho các cán bộ đầu mối theo hướng chuyên sâu từng bước.
– Tám là, tăng cường, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Mở rộng và phát triển về chiều sâu quan hệ hợp tác. Hỗ trợ với các đối tác lớn về sở hữu trí tuệ. Bao gồm cả góc độ song phương và đa phương trong việc thực thi. Và các dự án về nâng cao năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Với mục đích đào tạo và nâng cao năng lực nguồn nhân lực về thực thi quyền. Tăng cường hệ thống thu thập và cung cấp thông tin giữa cơ quan quản lý.
Và cơ quan thực thi quyền và tuyên truyền nâng cao nhận thức của công chúng về tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức với các nước trên thế giới về thương mại hóa tài sản trí tuệ. Tham gia chủ động và tích cực hơn vào các diễn đàn quốc tế để đàm phán. Và xây dựng các định chế sở hữu trí tuệ quốc tế. Và ký kết các hiệp định song phương có nội dung về sở hữu trí tuệ…/.
Nguồn biên soạn