Từ năm 2010, Công ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân (Lô A18/D7 Khu đô thị mới Cầu Giấy – Dịch Vọng- Cầu Giấy – Hà Nội). Phân phối sản phẩm Bảo Xuân dưới dạng thực phẩm chức năng phục vụ cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ. Công ty cũng đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của sản phẩm này. Và đã được cục SHTT thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chấp thuận cấp giấy chứng nhận số 172843. Theo QĐ số 37785/QĐ-SHTT ngày 3/10/2011.
Khi sản phẩm Bảo Xuân được lưu hành trên thị trường. Doanh số bán hàng của công ty Ích Nhân đã tăng trưởng nhanh chóng. Hệ thống bán hàng của sản phẩm Bảo Xuân có mặt ở cả 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
Tuy nhiên, năm 2012 một địa chỉ khác là cơ sở Ngân Anh (Ấp Đông Thuận- Đông Thạnh- Châu Thành- Hậu Giang). Lại tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm cũng làm đẹp cho phụ nữ như Ích Nhân. Nhưng lại rất “lười” suy nghĩ cho việc đặt tên cho sản phẩm của mình. Bèn lấy luôn nhãn hiệu “Bảo Xuân” của công ty Ích Nhân dập lên bao bì sản phẩm.
Với việc này, Công ty Ích Nhân thấy mình bị xâm phạm nhãn hiệu. Liền khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc:
Ngày 8/10/2012, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành giám định. Và có kết luận số HN 294-12 YC/KLGĐ khẳng định cơ sở Ngân Anh đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Theo cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu do Cục SHTT quản lý. Đối tượng bị xem xét là dấu hiệu “Bảo Xuân”. Và dấu hiệu “Bảo Xuân và hình” được trình bày trên vỏ hộp và lọ đựng sản phẩm. Kem dưỡng da, tái tạo, phục hồi; kem trị nám tàn nhang, đồi mồi; kem trị mụn nám trắng da; kem trị mụn xóa thâm, liền sẹo. Như thể hiện lần lượt tại mẫu giám định được sản xuất tại cơ sở Ngân Anh. Không phải là đối tượng được bảo hộ và cũng không phải là đối tượng được chuyển giao…”.
Ngày 22/1/2016, Viện Khoa học SHTT đã có kết luận giám định số NH018-16YC/KLGĐ. Với nội dung: “Dấu hiệu “Bảo Xinh và hình”. Trình bày trên bao gói sản phẩm kem dưỡng trắng da ngăn ngừa mụn của Cơ sở Ngân Anh. Là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Bảo Xuân và hình”. Được bảo hộ theo GCNĐKNH số 172843 của Công ty Ích Nhân”.
Ban chỉ đạo 389 (Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu. Và gian lận thương mại và hàng giả) tỉnh Hậu Giang khẳng định. Các cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã thường xuyên kiểm tra. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang và Cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương đều chung kết luận. Cơ sở Ngân Anh đã có hành vi vi phạm xâm phạm quyền. Đối với nhãn hiệu Bảo Xuân đang được bảo hộ của Công ty Ích Nhân.
Từ tháng 7/2015, UBND tỉnh Hậu Giang đã yêu cầu Cơ sở Ngân Anh khẩn trương thu hồi các sản phẩm nhãn hiệu Bảo Xuân. Do đơn vị sản xuất đang lưu thông trên thị trường để tiêu hủy. Đồng thời ngừng việc sản xuất các sản phẩm, hàng hóa có gắn nhãn hiệu Bảo Xuân tại địa bàn tỉnh.
Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã kiểm tra, phát hiện. Và xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều nhà thuốc có bán mỹ phẩm Bảo Xuân của Ngân Anh.
Từ năm 2013 đến 2015, đã có nhiều cơ sở ở Hà Nội bị xử phạt vi phạm hành chính như: Quầy thuốc số 104 (số 1, Nguyễn Huy Tưởng). Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Như Thủy (phố Tuệ Tĩnh)…
Ngày 20/5/2013, Đội quản lý thị trường số 14, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã gửi thông báo yêu cầu các công ty. Và nhà thuốc, các hộ kinh doanh không được tiêu thụ các sản phẩm mỹ phẩm. có nhãn hiệu Bảo Xuân do cơ sở Ngân Anh sản xuất…
Ngày 10/6/2016, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Về hành vi sản xuất sản phẩm mỹ phẩm mang nhãn hiệu “Bảo Xuân” và “Bảo Xinh, hình”, trình bày cách điệu tương tự. Gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Bảo Xuân” và “Bảo Xuân, hình”. Đang được bảo hộ tại Việt Nam cho Công ty Ích Nhân.
– Theo kết luận xử lý vi phạm “đây là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Theo quy định tại Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ . Và bị xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp”.
Nguồn biên soạn