Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ sẽ phải bồi thường như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2009, bản quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân. Bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu tí tuệ là hành vi đáp ứng đủ các căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP: “Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ. Khi có đủ các căn cứ sau đây:
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet. Nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”
-Thứ nhất, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, đối tượng bị xem xét là đối tượng bị nghi ngờ. Và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có phải là đối tượng xâm phạm hay không. Tại Điều 6 Nghị định 105/2006/NĐ-CP cũng có quy định về căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ. Ví dụ đối tượng xem xét là kiểu dáng công nghiệp. Đối tượng này vẫn phải trong thời gian được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
-Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Yếu tố xâm phạm là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Yếu tố xâm phạm đối với quyền sở hữu trí tuệ cũng được quy định cụ thể tại nghị định này từ Điều 7 đến Điều 14.
-Thứ ba, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể bản quyền sở hữu trí tuệ. Và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125. Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ. Đây là các trường hợp ngoại lệ mà các chủ thể không phải chủ sở hữu. Hay người quản lí sở hữu trí tuệ được phép sử dụng.
Như vậy, một hành vi được coi là hành vi vi xâm phạm sở hữu tri tuệ phải đáp ứng được cả 4 căn cứ nếu trên. Nếu thiếu một trong 4 căn cứ trên thì đây không được xem là hành vi xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ.
Thẻ:quyen so huu tri tue, sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ