Đã từng có thời nhiều doanh nghiệp lâu năm cho là việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền là việc không cần thiết bởi chẳng ai ăn cắp được thứ mình đã xây dựng nhiêu năm liền cả. Nhưng đến nay, suy nghĩ này đã phải thay đổi với hàng loạt vụ việc vi phạm nhãn hiệu độc quyền xảy ra trong mọi lĩnh vực.
Mất thương hiệu, chuyện không của riêng ai
Tháng 6/2011, Luật sư Lê Quang Vinh phát hiện hai nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và cà phê Đắk Lắk bị DN nước ngoài chiếm dụng tại Pháp và Trung Quốc. Theo văn bản ông Vinh gửi Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd, văn phòng tại Quảng Châu (Trung Quốc) đăng ký độc quyền nhãn hiệu 10 năm, bắt đầu từ năm 2010 trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Đó là nhãn hiệu 3 chữ Hán kèm dòng chữ “BUON MA THUOT”, số đăng ký 7611987, cấp ngày 14/1/2010 và logo kèm dòng chữ “BUON MA THUOT COFFEE 1896”, số đăng ký 7970830, được cấp ngày 14/6/2011. Còn tên DAK LAK thì bị Công ty ITM ENTREPRISES (Pháp) đăng ký nhãn hiệu, được cơ quan sở hữu trí tuệ Pháp cấp độc quyền từ tháng 9/1997. Điều đáng nói là thương hiệu cà phê DAK LAK không chỉ được bảo hộ tại Pháp mà còn ở nhiều quốc gia như Áo, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ, Đức, Italia…
Sản phẩm cà phê bị đánh cắp thương hiệu mà không ai biết
Với việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền này, DN nói trên không chỉ gây nhầm lẫn cho công chúng về nguồn gốc địa lý Buôn Ma Thuột gắn liền với sản phẩm cà phê nổi tiếng, mà còn ngăn việc xuất khẩu cà phê có tên gọi Buôn Ma Thuột của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó, ngày 14/10/2005, Cục Sở hữu trí tuệ đã có Quyết định 806/QĐ – SHTT cấp đăng bạ quốc gia số 00004, công nhận bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cho tỉnh Đắk Lắk. Mặc dù được công nhận từ năm 2005, nhưng mãi đến tháng 8/2011, Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý này cho 8 doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột với diện tích hơn 8.800ha, sản lượng khoảng 26.000 tấn/năm. Trong khi vùng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột có diện tích lên tới 100.000ha, sản lượng hơn 300.000 tấn/năm.
Nguyên nhân của việc chậm trễ trên là do trước khi Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột ra đời vào cuối năm 2010, ở Đắk Lắk chưa có một tổ chức nào đủ khả năng quản lý, sử dụng, phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
Mặt khác, muốn được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý này, các tổ chức và hộ nông dân phải áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng trong sản xuất, chế biến cà phê. Trong khi đang chờ được cấp, nhãn hiệu nổi tiếng này đã bị doanh nghiệp Trung Quốc “hớt tay trên”.
Việc tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền là rất quan trọng
Câu chuyện nhãn hiệu của nhiều loại nông sản Việt Nam bị mất ở nước ngoài không còn là chuyện riêng của một sản phẩm hay DN nào mà đã trở thành vấn đề của quốc gia. Nếu nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mất thì vải thiều Lục Ngạn, bưởi Năm Roi, tỏi Lý Sơn… cũng có thể rơi vào tay DN nước ngoài nếu việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền này không được quan tâm đúng mức và tiến hành sớm.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về luật sở hữu trí tuệ hoặc quyền sở hữu trí tuệ cũng như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0948.150.292 hoặc để lại lời nhắn trên website https://luatsohuutritue.com.vn, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng kính chào!
Thẻ:dang ky nhan hieu doc quyen, dang ky nhan hieu hang hoa, dang ky thuong hieu