Sở hữu trí tuệ được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp, đóng góp vào sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp, là thước đo quá trình lớn mạnh của doanh nghiệp.
Khi có tranh chấp về vấn đề sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cần tiến hành giải quyết thông qua cơ chế luật sư giải quyết tranh chấp.
Các công việc của luật sư giải quyết tranh chấp gồm:
– Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý về trách nhiệm của các bên trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
– Tư vấn, cử luật sư tham gia tranh tụng trong các vụ việc vi phạm bản quyền, sáng chế, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh,
– Tư vấn và giải quyết tranh chấp tên miền, bản quyền trên internet và truyền hình.
– Tư vấn và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.
– Cử luật sư đại diện khách hàng tham gia thương lượng, thoả thuận giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài.
– Cử luật sư đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng gồm có cục sở hữu trí tuệ, cục bản quyền, thanh tra sở hữu trí tuệ.
– Hướng dẫn và trực tiếp thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, bản quyền.
– Cử luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án và trọng tài thương mại.
– Nghiên cứu và làm đơn khiếu nại các quyết định hành chính về sở hữu trí tuệ của cục sở hữu trí tuệ và bản quyền.
– Tư vấn, hướng dẫn chủ thể quyền thực hiện quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp:
+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm tự bảo vệ
+ Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm;
Khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Sưu tầm