Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để tăng cường hoạt động kinh doanh, nhưng bên cạnh đó việc nhận thức đúng đắn về các hình thức đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài nhằm bảo vệ thương hiệu của mình là rất cần thiết.
Đăng ký trực tiếp nhãn hiệu tại từng quốc gia
Thông thường việc đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia thì đơn đăng ký nhãn hiệu cũng sẽ được thẩm định dựa theo trình tự, thủ tục sau:
– Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu: Đơn sẽ được kiểm tra tính hợp lệ về mặt hình thức chẳng hạn như số lượng tài liệu có trong đơn, việc nộp phí, lệ phí.
– Công bố đơn hình thức đăng ký nhãn hiệu: Việc công bố này để đảm bảo các bên có liên quan có thể biết đến việc nộp đơn của Quý hiệp hội. Ở một số quốc gia, tiếp theo thời hạn công bố đơn sẽ là thời hạn để nộp đơn phản đối.
– Chủ nhãn hiệu có thể nộp đơn theo thủ tục của từng quốc gia cho cơ quan nhãn hiệu của quốc gia đó, ví dụ tại Thái Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản…
– Sử dụng các công ty luật làm đại diện của mình tại quốc gia đó, hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện thủ tục đăng ký.
– Thời hạn xem xét đơn tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia đó, thủ tục này rất khác nhau ở từng quốc gia.
Đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid
– Việt Nam hiện là thành viên của cả Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên doanh nghiệp có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên thuộc hệ thống Madrid
– Dựa trên một đơn cơ sở hoặc một đăng ký cơ sở tại Việt Nam thông qua Cục sở hữu trí tuệ.
– Người nộp đơn hình thức đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài chỉ cần dùng một đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định trong đó đánh dấu những nước thành viên mà mình muốn đăng ký nhãn hiệu
– Người nộp đơn có thể tận dụng thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi (chỉ nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ duy nhất) tiết kiệm thời gian và chi phí trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu ở nhiều nước một lúc
– Về thời hạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế là 12 hoặc 18 tháng, tùy thuộc vào nước thành viên được chỉ định.