Dù đã được đưa bào văn bản luật từ rất lâu nhưng câu chuyện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa bao giờ hết hot với những vụ việc mới. Có khi đó là vấn đề từ phía doanh nghiệp, có khi nó lại là vấn đề từ phía pháp luật.
Rượu ngon có tiếng
“Thiên Cấm Sơn kỳ tửu” là nhãn hiệu hàng hóa của Cơ sở sản xuất rượu Tùng Nhung (tổ 5, khóm III, thị trấn Chi Lăng, Tịnh Biên). Đây là cơ sở chuyên sản xuất rượu cà na, hồng quân trong gần 5 năm qua. Tùng Nhung được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 21-6-2013. Ngay sau đó, cơ sở tiếp tục hoàn thiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật và đã đưa sản phẩm ra thị trường vào cuối năm 2013.
Rượu cà na, hồng quân của cơ sở Tùng Nhung có tiếng khắp trong và ngoài nước
Hiện nay, sản phẩm rượu của cơ sở Tùng Nhung đã có mặt ở khắp các vùng miền trong cả nước và nước ngoài bằng con đường du lịch. “Mỗi lần có dịp về thăm quê, tôi thường tìm mua sản phẩm rượu cà na của Tùng Nhung để mang về Mỹ làm quà biếu cho bà con Việt kiều bên đó. Trời California những tháng lạnh, ngồi bên những người thân trong gia đình, nhấm nháp ly rượu cà na hoặc hồng quân để nhớ về quê hương, xứ sở thì còn gì bằng” – anh Trần Đình Khải, Việt kiều Mỹ, tâm sự.
Chưa đăng ký được bảo hộ nhãn hiệu
Bình quân mỗi năm, cơ sở Tùng Nhung đưa ra thị trường từ 7.000 – 10.000 lít rượu. Sản phẩm được đóng chai và có vỏ hộp đựng, dung tích 500ml, 700 ml và 1.000ml. Thời gian gần đây, do sự nổi tiếng của sản phẩm, một số người đã nghĩ đến việc lấy tên “Thiên Cấm Sơn kỳ tửu” để tiếp tục đưa ra các dòng sản phẩm mới từ các loại cây cỏ của vùng Thất Sơn như rượu đinh lăng, rượu đào, rượu ba kích để cạnh tranh. Thấy vậy, ông Hải xúc tiến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Thiên Cấm Sơn kỳ tửu”.
Ngày 3-4-2015, Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ (KH-CN) đã có quyết định chấp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Thiên Cấm Sơn kỳ tửu” của cơ sở Tùng Nhung là hợp lệ. Tuy nhiên, hơn 8 tháng sau (ngày 8-12-2015), ông Vương Long Hùng, Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Tịnh Biên lại có công văn gởi Sở KH-CN, yêu cầu có biện pháp “không chấp nhận” việc sử dụng địa danh “Thiên Cấm Sơn” làm nhãn hiệu bảo hộ độc quyền của cơ sở Tùng Nhung. Lý do mà ông Hùng đưa ra là, việc sử dụng địa danh “Thiên Cấm Sơn” chưa được… địa phương thống nhất.
“Việc các cơ quan chức năng không tạo điều kiện thuận lợi cho Tùng Nhung đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Thiên Cấm Sơn kỳ tửu” cho rượu cà na, hồng quân là chưa thuyết phục. Thứ nhất, tên gọi “Thiên Cấm Sơn” không đại diện cho một làng nghề hoặc một ngành nghề nào của địa phương. “Thiên Cấm Sơn” không phải là sản phẩm cộng đồng, của những người sản xuất ra một sản phẩm giống nhau và một điểm khác nữa là từ trước đến nay, chưa có bất kỳ cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, cá nhân nào đăng ký nhãn hiệu “Thiên Cấm Sơn” mang tính độc quyền, lại càng không đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu mang tính tập thể về chỉ dẫn địa lý… Từ những cơ sở trên, việc cơ sở Tùng Nhung thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Thiên Cấm Sơn kỳ tửu” là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành” – luật sư Trần Ngọc Phước, Đoàn Luật sư An Giang, bày tỏ.
Vẫn là vấn đề nằm ở thủ tục đăng ký nhãn hiệu không rõ ràng
Có thể thấy vấn đề sâu xa ở đây nằm ở thủ tục đăng ký nhãn hiệu còn lằng nhằng và chưa cụ thể, nhất quán. Việc nhà làm luật mỗi người hiểu theo một kiểu dẫn tới mâu thuẫn không cần thiết và người bị hại cuối cùng cũng chỉ có doanh nghiệp mà thôi.
Nếu bạn gặp rắc rối trong quá trình hoàn thiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hoặc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đúng với quy định của pháp luật, hãy liên hệ với tôi theo số điện thoại 0948.150.292 để được trợ giúp.
Trân trọng kính chào!
Thẻ:dang ky nhan hieu, dang ky nhan hieu doc quyen, thu tuc dang ky nhan hieu