Hiện nay, các hàng hóa luôn đi liền với một mẫu mã bao bì (hay còn gọi là nhãn hiệu). Nhãn hiệu đã trở thành một thước đo giá trị sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, việc tạo dựng, phát triển và bảo vệ nhãn hiệu chính là đầu tư thông minh để có được những sản phẩm có giá trị ngày càng cao và tăng tưởng thị phần trên thị trường.
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
Một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện.
Thứ nhát, dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định của TRIPS “bất kỳ dấu hiệu nào”. Điều này có nghãi rằng, các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị…không thể được đăng ký là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Thứ hai, “có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác” là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc điểm chung của nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như luật về nhãn hiệu của các nước trên thế giới.
Chức năng của nhãn hiệu
Nhãn hiệu có nhiều chức năng, trong đó chức năng cơ bản nhất là tính phân biệt. Pháp luật của cả Việt Nam, Châu Âu và Hoa Kỳ phù hợp với pháp luật quốc tế đều dựa trên chức năng tính phân biệt để đưa ra khái niệm nhãn hiệu.
Tuy nhiên, tính phân biệt của nhãn hiệu lại được đánh giá dựa vào những dấu hiệu loại trừ khả năng phân biệt. Mặc dù đều dựa trên tính phân biệt của nhãn hiệu để đưa ra khái niệm nhãn hiệu nhưng mỗi quốc gia lại có những cách định nghĩa không giống nhau.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không có điều khoản riêng về khái niệm nhãn hiệu, những qua các điều khoản cụ thể có thể hiểu nhãn hiệu là dấu hiệu có thể nhìn thấy được và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Luật Châu Âu và luật Hoa Kỳ quy định mở hơn đối với các dấu hiệu có thể làm nhãn hiệu. Đó là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt chứ không chỉ bó hẹp ở các dấu hiệu nhìn thấy được. Do đó, các dấu hiệu không thông dụng như mùi vị, âm thanh,…cũng có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (mẫu mã bao bì)
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn cần cung cấp cho các công ty luật hay văn phòng luật những tài liệu sau:
Việc đăng ký bảo vệ nhãn hiệu (hay mẫu mã bao bì) thường mất nhiều thời gian và không đơn giản. Việc bảo hộ nhãn hiệu trên thực tế cũng gặp phải nhiều khó khăn bởi doanh nghiệp cần chủ động tìm đối tượng vi phạm, thu thập chứng từ và làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, hay đăng ký nhãn hiệu độc quyền xin hãy liên hệ với tôi theo số điện thoại 0948.150.292 để được tư vấn cụ thể hơn.
Rất hân hạnh được phục vụ!
Thẻ:dang ky quyen so huu tri tue, quyen so huu tri tue