Phần lớn người tiêu dùng nhìn nhận việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp như là chuyện riêng của chính phủ và doanh nghiệp, không liên quan gì đến mình.
Những suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm và sẽ gây ảnh hưởng ngược bất cứ lúc nào không lường trước được. Không có luật sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt sẽ là cánh cổng đẻ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ăn theo tràn ra thị trường ảnh hưởng tới không chỉ cuộc sống mà kể cả là sức khỏe cho người tiêu dùng nữa.
Quyền sở hữu trí tuệ không chỉ bảo vệ doanh nghiệp mà còn cả phía người tiêu dùng nữa
Nhãn hiệu là một từ, cụm từ, ký hiệu, hay kiểu dáng, hoặc sự kết hợp các từ, cụm từ, ký hiệu hay kiểu dáng nhằm xác định và phân biệt nguồn gốc của hàng hóa do một người sản xuất với hàng hóa do những người khác sản xuất. Vì vậy, nhãn hiệu xác định được người sản xuất ra một mặt hàng và người ta dùng nhãn hiệu để biết được chất lượng của hàng hóa. Nhãn hiệu cũng giúp khách hàng biết địa điểm cung cấp sự trợ giúp khi hàng hóa không đạt chất lượng. Một số loại hình nhãn hiệu đã tồn tại tới vài ngàn năm nay. Du khách tới thăm Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc vẫn có thể thấy dấu hiệu của người sản xuất để lại trên một số những viên gạch. Dấu hiệu này cho phép các hoàng đế thời đó yên tâm về mặt chất lượng và trong trường hợp cần thiết thì có thể quy kết được trách nhiệm.
Việc đảm bảo chất lượng và quy kết được trách nhiệm đã hoàn toàn bị xóa sổ khi những kẻ làm hàng giả dùng nhãn hiệu và đánh lừa khách hàng bằng những sản phẩm do bọn chúng sản xuất. Khi nghĩ tới hàng giả, nhiều người có thể nghĩ ngay tới đồng hồ Rolex giả, bật lửa Zippo giả hay túi xách Louis Vuitton giả. Việc làm giả những sản phẩm này đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho các công ty sản xuất hàng chính hãng và khiến cho chính phủ thất thu thuế. Nhưng việc làm giả nhãn hiệu còn gây ra một hậu quả nghiêm trọng khác, đó là làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng.
Nếu không có luật sở hữu trí tuệ công nghiệp chặt chẽ sẽ khó ngăn được tình trạng hàng giả, hàng nhái
Nạn làm hàng giả cũng gây ra nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới an toàn và sức khỏe cộng đồng ở những quốc gia đang phát triển. Một bi kịch khủng khiếp hơn đã diễn ra ở Trung Quốc. Vào tháng 5 năm 2004, hãng tin AP đưa tin từ Bắc Kinh cho biết 47 tên đã bị kết tội bán sữa bột giả cho trẻ sơ sinh và chính quyền cho biết hành động này là nguyên nhân gây ra cái chết của hàng chục trẻ em. Theo bài báo, cuộc khám xét sau đó của cảnh sát đã phát hiện ra hàng ngàn bao đựng sữa bột giả với nhãn mác của 45 loại sữa khác nhau.
Thuốc tân dược giả cũng đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng gây chết người ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Không ai biết rõ về điều này hơn Dorothy Akunyili, Giám đốc Cơ quan Quốc gia Kiểm tra và Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Nigeria. Câu chuyện của bà được kể chi tiết trên trang nhất tờ Nhật báo Phố Wall vào tháng 5 năm 2004 cứ như thể một câu chuyện xảy ra trong tiểu thuyết. Nhưng đáng tiếc đó lại là chuyện có thật chứ không phải là chuyện giả tưởng. Việc điều tra và chống lại nạn làm thuốc tân dược giả đã khiến bà bị mưu sát và cơ quan bà bị phóng hỏa. Nhưng bà vẫn anh dũng tiếp tục công việc của mình với niềm thôi thúc cá nhân do em gái bà đã chết vì bị tiêm thuốc insulin giả. Cũng giống như nhiều người khác, bà hiểu rõ nguy cơ và hiểm họa của nạn hàng giả.
Nhìn chung sự thiếu hiểu biết về vai trò của luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam bắt nguồn từ việc giáo dục và truyền thông kém hiệu quả. Để bảo vệ thị trường hiệu quả thì mỗi người tiêu dùng đều phải nắm được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp đã. Đây chắc hẳn sẽ là cả một hành trìnhdài và không dễ dàng gì.
Bạn cần tư vấn thêm về quyền sở hữu trí tuệ hay cần tư vấn thêm về vấn đề đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hãy liên hệ với công ty tư vấn luật sở hữu trí tuệ của chúng tôi theo số 0948.150.292 để được giải đáp kịp thời.
Trân trọng kính chào!
Thẻ:dang ky quyen so huu tri tue, tu van so huu tri tue