Vì có nhu cầu khẳng định chủ quyền của mình đối với Nhãn hiệu mà có thể bạn đã mất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian tạo dựng, bạn đã quyết định nộp đơn đăng ký bảo hộ.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau bạn nhận được quyết định từ chối bảo hộ của Cục SHTT nêu rõ Nhãn hiệu của bạn bị từ chối bảo hộ với lý do nhãn hiệu này xung đột với nhãn hiệu của người khácđã đăng ký từ trước (“nhãn hiệu đối chứng”).
Vì có nhu cầu khẳng định chủ quyền của mình đối với Nhãn hiệu mà có thể bạn đã mất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian tạo dựng, bạn đã quyết định nộp đơn đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau bạn nhận được quyết định từ chối bảo hộ của Cục SHTT nêu rõ Nhãn hiệu của bạn bị từ chối bảo hộ với lý do nhãn hiệu này xung đột với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký từ trước (“nhãn hiệu đối chứng”). Doanh nghiệp có thể làm gì trong tình huống này?
Theo thống kê, hầu hết các nhãn hiệu đối chứng chỉ có mặt trong cơ sở dữ liệu nhãn hiệu quốc gia mà có thể chưa bao giờ được sử dụng. Trong khi đó vấn đề nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký đối với chủ sở hữu đã được quy định đầy đủ trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 của Việt Nam
Điểm d, khoản 1, điều 95 quy định nếu chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người khác được chủ sở hữu cho phép sử dụng nhãn hiệu mà không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trong thời hạn 5 năm liên tục thì nhãn hiệu đã đăng ký đó có thể bị chấm dứt hiệu lực bởi đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực được nộp bởi bất kỳ bên thứ 3.
Quy định này chỉ có 2 ngoại lệ: một là, chủ sở hữu Nhãn hiệu có nguy cơ bị chấm dứt hiệu lực chứng minh được rằng nhãn hiệu đã đăng ký không sử dụng là do có lý do chính đáng, và hai là, nhãn hiệu đó đã được bắt đầu sử dụng hoặc bắt đầu sử dụng lại trước ít nhất 3 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực của bên thứ 3.
Để xác định được liệu chủ sở hữu nhãn hiệu đối chứng có sử dụng nhãn hiệu đối chứng hay không trước hết bạn cần phải hiểu khái niệm “sử dụng” trong Luật Sở hữu trí tuệ. Theo điểm 5, điều 124 của luật này thì sử dụng nhãn hiệu phải được hiểu là chủ sở hữu hoặc người được sử dụng hợp pháp thực hiện các hành vi như: gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ; nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Tiếp đến, để chứng minh chủ sở hữu nhãn hiệu đối chứng không sử dụng nhãn hiệu trong 5 năm liên tục, bạn cần phải thuê Cty chuyên nghiệp về cung ứng dịch vụ điều tra thị trường để xác định chủ sở hữu nhãn hiệu không thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam bất kỳ hành vi nào thuộc khái niệm “sử dụng” đã nêu trên đây.
Nếu kết quả điều tra cho thấy không có nhãn hiệu đối chứng nào như đã yêu cầu điều tra được xác định là hiện đang sử dụng hoặc mặc dù đã sử dụng nhưng đã ngừng sử dụng 5 năm liên tục thì bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ càng sớm càng tốt và nộp đơn yêu cầu Cục SHTT chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu đối chứng. Theo điểm 21.2.b Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 14/02/2007, hồ sơ gồm những tài liệu sau:
– Tờ khai yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, theo mẫu;
– Chứng cứ chứng minh;
– Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện);
– Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan khác;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định.
Trên cơ sở đầy đủ hồ sơ, Cục SHTT sẽ xem xét và ra văn bản thông báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu đối chứng về yêu cầu chấm dứt hiệu lực và đồng thời ấn định thời hạn 2 tháng kể từ ngày thông báo để chủ sở hữu nhãn hiệu đối chứng có ý kiến.
Tuỳ trường hợp Cục SHTT cũng có thể tổ chức cuộc đối thoại trực tiếp giữa người có yêu cầu chấm dứt hiệu lực và chủ sở hữu nhãn hiệu đối chứng. Tuy vậy, tuỳ thuộc vào chứng cứ do các bên cung cấp, Cục SHTT sẽ ra quyết định chấm dứt hiệu lực hoặc quyết định từ chối chấm dứt hiệu lực. Nếu không đồng ý, một trong các bên có quyền thực hiện quyền khiếu nại đối với người ra quyết định đó hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính.
Thực trạng nhãn hiệu đã đăng ký nhưng chưa bao giờ được sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng lại quay trở lại tình trạng không sử dụng trong nhiều năm đã thực sự trở thành một trong những rào cản đối với tự do thương mại và dịch vụ.
Chừng nào chúng ta chưa có hành động cụ thể để chấm dứt hiệu lực của những nhãn hiệu đó thì chừng đó chúng vẫn còn hiện hữu trong Đăng bạ quốc gia Nhãn hiệu hàng hoá và tiếp tục cản trở quyền cạnh tranh lành mạnh của các DN.
Sưu tầm