Những vi phạm về sở hữu trí tuệ thường gặp bao gồm những hành vi nào? Xử lý đối với những vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ.
Sở hữu trí tuệ ngày càng là vấn đề được quan tâm. Khi mà đây trở thành 1 tài sản có giá trị rất lớn. Và cũng chính vì có giá trị lớn nên những hành quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm là rất phổ biến. Sau đây là những vi phạm về sở hữu trí tuệ thường hay gặp nhất:
Kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 được hiểu:
“Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.
Kiểu dáng công nghiệp rất dễ bị nhái nhất. Vì việc làm giống, gần giống với hình khối, đường nét bên ngoài là không hề khó. Vì vậy các chủ thể cần lưu ý, khi đưa hàng hóa vào một nước. Thì phải xem kiểu dáng công nghiệp đó đã được đăng ký bảo hộ tại nước đó chưa. Nếu không được đăng ký bảo hộ tại nước đó thì có thể xuất khẩu sản phẩm. Mà không gặp rắc rối gì về mặt pháp lý liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.
Nhãn hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009 được hiểu là:
“Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Việc nhái lại các nhãn hiệu nổi tiếng là cách dễ dàng nhất. Để bán sản phẩm của mình trên thị trường và thu được lợi nhuận lớn. Mà không tốn quá nhiều công cho việc quảng cáo. Cũng như cạnh tranh với các nhãn hiệu khác. Vì vậy, việc xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu là điều rất dễ nhận thấy trên thị trường. Nếu không phải là người tiêu dùng thông thái thì việc nhầm lẫn là khó tránh khỏi.
Để giảm bớt việc xâm phạm, làm nhái nhãn hiệu. Thì một nhãn hiệu được công nhận khi đạt các yêu cầu sau: dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh. Kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Tên thương mại theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 được hiểu là:
“Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh. Để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác. Trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.
Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong kinh doanh. Là một trong điều quan trọng đánh dấu vị trí của tổ chức, cá nhân kinh doanh đó trên thị trường. Việc gây nhầm lẫn trong tên thương mại là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp. Việc núp bóng các tổ chức, cá nhân theo hình thức này là rất dễ. Trên thực tế nó diễn ra rất phổ biến. Đây được coi là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Thông thường, 3 quyền này sẽ bị xâm phạm cùng nhau do một sản phẩm. Khi tung ra thị trường thường có hình dáng, nhãn hiệu và tên của công ty sản xuất. Các hành khác về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng rất có thể bị xâm phạm. Tuy nhiên đây là những hành vi dễ bị xâm phạm nhất và dễ thấy nhất.
Thẻ:vi phạm về sở hữu trí tuệ