Đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp hay sản phẩm của doanh nghiệp là điều cực kỳ cần thiết trong thời đại hiện nay. Thế nhưng khi mới bắt đầu, chắc chắn không phải ai cũng hiểu rõ hết về những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp mình có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Dưới đây là những quy định cụ thể và đơn giản nhất mà mọi doanh nghiệp đều nên tìm hiểu trước khi bắt đầu.
Đăng ký nhãn hiệu là một bước vô cùng cần thiết cho các doanh nghiệp hiện nay
a. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
b. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
c. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
d. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
e. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
f. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản trên và điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
g. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến nhãn hiệu sản phẩm của mình khi đăng ký
a. Tên gọi quá chung chung, là tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, được nhiều người biết đến (ví dụ: cá hồi, bánh xe, dịch vụ thẩm mỹ,…)
b. Từ ngữ có tính mô tả, là những từ ngữ thường được sử dụng trong thương mại để mô tả về tính chất, chất lượng của sản phẩm (ví dụ: thủy sản tươi sống, hàng tốt,…)
c. Nhãn hiệu bị coi là trái với trật tự công cộng và đạo đức, là những từ ngữ bị coi là phi phạm các chuẩn mực về đạo đức và tôn giáo đã được thừa nhận rộng rãi.
d. Quốc kỳ, quốc huy, dấu xác nhận chính thức, biểu tượng của quốc gia và các tổ chức quốc tế.
e. Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với những đối tượng đã thuộc quyền sở hữu của người khác bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.