Các doanh nghiệp hiện nay không chỉ chú trọng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trong nước mà còn đặc biệt quan tâm việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài nhằm hạn chế tình trạng xâm phạm nhãn hiệu tại quốc gia sở tại cũng như giảm thiểu tốn kém chi phí giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu.
1. Tại sao doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài?
Nhãn hiệu sau khi đăng ký tại quốc gia sở tại, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ nhận được những giá trị sau:
– Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng nhãn hiệu trên lãnh thổ quốc gia sở tại và có thể chuyển giao cho các chủ thể khác thông qua hợp đồng li xăng hoặc hợp đồng chuyển nhượng.
– Giá trị pháp lý được đảm bảo làm tăng giá trị kinh tế cho nhãn hiệu.
– Tạo vị thế cân bằng khi xảy ra đàm phán hoặc cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng kinh doanh một sản phẩm hàng hóa/dịch vụ tại nước ngoài.
– Tránh trường hợp bị xâm phạm, chiếm đoạt nhãn hiệu tại quốc gia sở tại, tránh tốn kém chi phí giải quyết các tranh chấp bảo vệ nhãn hiệu.
2. Nhãn hiệu không đăng ký tại quốc gia sở tại sẽ gặp nhiều rủi ro
Nếu như tình trạng xâm phạm nhãn hiệu tại Việt Nam đang diễn ra gay gắt thì trên thị trường thế giới hiện nay cũng không kém phần. Doanh nghiệp nếu không đăng ký nhãn hiệu thì khi đưa sản phẩm hàng hóa/dịch vụ ra thị trường nước ngoài rất dễ bị bên thứ 3 xâm phạm. Các đối tượng đó thường là:
– Doanh nghiệp của người Việt Nam hoặc Việt Kiều tại nước ngoài.
– Doanh nghiệp của nước sở tại đã từng hoặc đang là đối tác với doanh nghiệp Việt Nam.
– Doanh nghiệp của nước sở tại cùng kinh doanh, sản xuất trong một lĩnh vực.
Các đối tượng này thường xâm phạm, chiếm chỗ của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm mục đích thương mại. Cụ thể như:
– Yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu mua lại nhãn hiệu với giá cao để kiếm lời.
– Gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa.
– Trục lợi từ uy tín của nhãn hiệu đó trong lòng người tiêu dùng để kiếm lời.
– Làm xấu nhãn hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu đó trong lòng người tiêu dùng.
– Ngoài ra, khi bạn không đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài thì khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài và sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia sở tại rất có thể bị quy là vi phạm pháp luật.
3. Thị trường ưu tiên đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
Doanh nghiệp Việt Nam khi có ý định đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài nên chú trọng ưu tiên đăng ký các thị trường sau:
– Thị trường có khả năng khai thác lớn trong tương lai.
– Thị trường có các đối tác hiện đang hợp tác với doanh nghiệp.
– Thị trường có nhãn hiệu đang được sử dụng.
– Thị trường các quốc gia phát triển kinh tế mạnh mẽ như các nước Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ… Tại các quốc gia này nếu bạn đăng ký nhãn hiệu hoàn thành thì giá trị của nhãn hiệu sẽ tăng bội phần và khi nhãn hiệu bị mất tại thị trường quốc gia mà chưa có đăng ký thì có thể giành lại dễ dàng hơn.
4. Nhãn hiệu ưu tiên đăng ký:
Doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền ưu tiên trước hết cho các nhãn hiệu gắn liền với uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp và các nhãn hiệu sử dụng cho hàng hóa/ dịch vụ trọng tâm tại thị trường tương ứng.
Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận được dịch vụ tư vấn miễn phí!
Sưu tầm
Thẻ:đăng kí nhãn hiệu, thủ tục đăng kí nhãn hiệu